Vườn cam nhà Mai nằm kế bên diện tích của một số hộ gia đình khác thuộc đất của đội Tân Phong. Có một sự khác biệt khá rõ là vườn của gia đình cô Bí thư Đoàn thị trấn này cành lá xum xuê, tốt tươi hơn, quả cũng sai, đẹp hơn hẳn so với các vườn khác. Mai chia sẻ: Ngoài 8 tiếng làm việc cơ quan theo quy định/ngày, phần lớn thời gian vợ chồng tôi có mặt ở vườn. Hết vụ thu hoạch quả thì quay sang chăm sóc, thường xuyên để ý xem cây, lá có bị sâu bệnh. Sau thời kỳ ra hoa, đậu quả phải quan tâm đến các bệnh trên quả, nhất là bệnh loét quả dẫn đến dễ rụng quả và lá, cây cằn cỗi, chóng tàn. Những vấn đề khiến người làm vườn lo ngại nhất cũng chính là việc xử lý sâu bệnh hại cây. Chính bởi lẽ đó mà kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh hại được đặc biệt chú trọng. Quan sát thường xuyên, xử lý ngay khi lá, quả, cây cam nào chớm bị là cách để vườn cam luôn xanh tươi, trĩu quả hơn hẳn các vườn khác ít có sự đầu tư chăm sóc.
\
Trần Thị Mai, Bí thư Đoàn thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chuyên tâm chăm sóc vườn cam để không ngừng nâng cao thành quả.
Nói về nguồn gốc của vườn cây ăn quả có diện tích 5.000 m2 này, Mai cho biết: Đó là phần đất của gia đình cho vợ chồng tôi trước khi ra ở riêng. Cũng như bao cặp vợ chồng trẻ khác được bố mẹ cho một phần đất nông nghiệp coi như chút lưng vốn ban đầu, tôi đã lựa chọn trồng cam vốn là cây đặc sản phù hợp với đồng đất quê mình. Từ đây, bằng đôi tay lao động cần cù, không ngừng tiếp thu KH-KT, vườn cam đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình trong nhiều năm. Với gần 300 gốc cam, chủ yếu là cam lòng vàng và một ít diện tích cam Canh trồng xen, bình quân mỗi niên vụ, gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn thu lãi bình quân 400 triệu đồng/vụ.
Theo Mai, để khởi nghiệp thành công, bản thân ĐVTN, những người có trong mình sức trẻ ngoài việc không ngừng phát huy sức lực, trí lực còn phải không ngừng tiếp thu cái mới, tiến bộ KH-KT. Vì thế, Mai cùng với hàng chục ĐVTN khác của thị trấn mới đây đang theo học khóa đào tạo trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời ứng dụng vào quy trình trồng, chăm sóc để tạo ra sản phẩm cam không những bổ dưỡng, thơm ngon mà còn đảm bảo sạch, an toàn thực phẩm. Mai cũng thường xuyên chia sẻ, hướng dẫn và giúp đỡ các đoàn viên theo đuổi nghề làm vườn như mình có thêm kiến thức, học tập trao đổi lẫn nhau để cùng gây dựng, gặt hái thành công trên bước đường lập nghiệp.
Phát huy lợi thế vùng đất cây trồng đặc sản, Mai và những ĐVTN khác bằng tinh thần xung kích đang khẳng định sức trẻ tiên phong khởi nghiệp ngay chính mảnh đất quê hương. Hiện, Đoàn thị trấn Cao Phong có 170 ĐVTN thì có tới 140 ĐVTN phát triển kinh tế từ trồng cây ăn quả có múi. 100% ĐVTN có mức sống khá trở lên, trong đó, hàng chục ĐVTN có mức thu nhập từ vài trăm đến hàng tỷ đồng. Trên bước đường khởi nghiệp thành công của tuổi trẻ thị trấn Cao Phong, Bí thư đoàn thị trấn Trần Thị Mai đã và đang góp sức với vai trò "truyền lửa”.
Bùi Minh
(HBĐT) - Được đào tạo bài bản về xây dựng, là "dân công trình chính hãng” nhưng Nguyễn Hoàng Lượng, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) lại có những hiểu biết đáng nể về cá tầm - loại cá đặc sản có giá trị khá cao hiện nay. Không chỉ hiểu biết về đặc tính, Lượng còn nắm rõ bí quyết để làm sao chế biến được món cá tầm ngon và hấp dẫn nhất. Đơn giản, chàng kỹ sư trẻ hiện đang ấp ủ rất nhiều dự định khởi nghiệp từ loại cá ưa lạnh này.