(HBĐT) - Là người mạnh dạn đem cây nhãn về trồng và luôn học tập để áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt trên vùng đất nhiều khó khăn để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cây trồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn là người năng nổ, nhiệt tình trong mọi công việc của địa phương. Đó là những lời nhận xét của người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi) dành cho anh Bùi Văn Hà.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn, từ nhỏ, anh đã gắn bó với ruộng đồng. Trong anh luôn trăn trở làm sao tìm được giống cây phù hợp để trồng trên đồng đất quê nhà, góp phần giúp gia đình và bà con trong xóm bớt đói, nghèo. Sau khi tốt nghiệp trường trung cấp NN & PTNT Chương Mỹ - Hà Tây, năm 2002, chàng thanh niên tràn nhiệt huyết trở về địa phương tham gia công tác Đoàn. Ngoài việc dành thời gian cho hoạt động Đoàn, anh luôn vận động đoàn viên, thanh niên tham gia học tập, lao động, áp dụng KH-KT trong sản xuất. Anh luôn trăn trở làm sao để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Anh Bùi Văn Hà, xóm Khoang xã Sơn Thủy (Kim Bôi) chăm sóc vườn nhãn

Sau khi trồng nhiều loại cây thất bại nhưng không chùn bước trước khó khăn, chàng trai trẻ nhận thấy cây nhãn là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phù hợp với vùng đất bãi Sơn Thủy. Đầu năm 2002, anh bàn với gia đình chuyển 2 ha vườn tạp và mua trả góp 70 cây nhãn giống về trồng. Sau 6 năm, cây phát triển tốt và cho thu nhập cao, đến năm 2008, anh mạnh dạn đổi 0,4 ha đất cấy 2 vụ lúa để lấy 0,55 ha đất bãi và tự ghép giống được 250 cây nhãn giống để trồng. Đến nay, tổng diện tích của gia đình anh lên đến gần 1,3 ha và trồng được trên 400 cây nhãn.

Nhãn là cây trồng lâu năm, anh Hà tận dụng khoảng đất trống trồng xen kẽ các cây họ đậu như lạc, đậu tương vừa cải tạo đất, không để cỏ dại mọc và có thêm thu nhập để lấy ngắn nuôi dài. Những năm đầu tiên trồng nhãn, chưa có thu nhập ổn định, thiếu vốn đầu tư phân bón chăm sóc cho vườn cây. Năm 2005, anh vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để mua giống, phân và thuốc trừ sâu bệnh. Sau 3 năm, niềm vui đến với gia đình anh khi vườn nhãn bắt đầu cho thu hoạch. Vườn nhãn sai trĩu quả, chất lượng quả tốt, gia đình anh đã thu lãi từ 60 - 70 triệu đồng/năm.

Để đạt được năng suất và chất lượng quả tốt, anh Bùi Văn Hà cho biết: Anh đặc biệt không sử dụng thuốc diệt cỏ mà thường xuyên làm cỏ, xới xáo để tạo độ tơi xốp cho đất. Nhãn rất cần nước nên phải tưới đầy đủ nhưng cũng là cây không chịu úng nên cần có hệ thống thoát nước vào mùa mưa. Bên cạnh đó, phải đặc biệt quan tâm bón phân cho cây. Lượng phân bón cho cây phải theo tuổi khác nhau. Không phải cây cứ tươi tốt là cho quả nhiều. Để đậu được quả, anh đặc biệt quan tâm đến kỹ thuật cắt tỉa cành để cây ra quả. Ngoài ra, anh cắt bớt cành cũ dài khoảng từ 10 - 20 cm từ cành đến ngọn trên cùng để kích thích cây ra cành mới. Sau khi cắt 10 - 15 ngày, nhánh sẽ ra cành non đầu tiên, lúc này phải bón phân. Khi lá của cành non chuyển sang màu xanh thì tiến hành khoanh vỏ để kích thích sự ra hoa. Dùng dao hay cưa khoanh vỏ theo đường xoắn ốc có thể dùng nilon bịt vết khoanh nhằm hạn chế cành liền vỏ nhanh làm giảm sự ra hoa. Sau khi khoanh vỏ cần tưới nước thường xuyên, hạn chế bón phân. Bắt đầu bón phân trở lại sau khi quả có đường kính khoảng 1 cm…

Ngoài nhãn, anh Hà còn trồng thêm 1,9 ha keo, mỗi kỳ cho thu hoạch trên 200 triệu đồng và chăn nuôi thêm gà, lợn rừng, lợn bản địa, ước tính cho thu nhập trên 20 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động với mức thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Năm 2016, trừ chi phí đầu tư, gia đình anh thu về hàng trăm triệu đồng. Hiện tại, anh Hà tiếp tục mở rộng mô hình, trồng thêm 150 gốc bưởi, chuồng trại được nâng cấp để phục vụ chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

Cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tích cực tìm hiểu KH-KT đã đem lại thành công cho anh Bùi Văn Hà. Không dừng lại ở đó, anh luôn tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn cho người dân trong xã để cùng làm giàu. Anh là một tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ xã Sơn Thủy học tập và noi theo.

                             Thu Thủy

Các tin khác


Ao cá bạc triệu của Bí thư Đoàn xã


(HBĐT) - "Đặc điểm của loài cá trắm đen ăn khỏe, lo nhất là hàng ngày không kiếm đủ ốc làm thức ăn cho chúng!”. Đó là trăn trở của chàng trai trẻ Nguyễn Quốc Huy, trú tại thôn 2, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Người tiên phong phát triển kinh tế từ mô hình nuôi cá trắm đen, bưaớc đầu cho kết quả đáng ghi nhận.

Nguyễn Hoàng Lượng - thanh niên khởi nghiệp thế hệ mới

(HBĐT) - Được đào tạo bài bản về xây dựng, là "dân công trình chính hãng” nhưng Nguyễn Hoàng Lượng, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) lại có những hiểu biết đáng nể về cá tầm - loại cá đặc sản có giá trị khá cao hiện nay. Không chỉ hiểu biết về đặc tính, Lượng còn nắm rõ bí quyết để làm sao chế biến được món cá tầm ngon và hấp dẫn nhất. Đơn giản, chàng kỹ sư trẻ hiện đang ấp ủ rất nhiều dự định khởi nghiệp từ loại cá ưa lạnh này.

Khởi nghiệp từ những viên gạch bê tông


(HBĐT) - Những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng, gạch bê tông đã và đang dần thay thế gạch nung truyền thống. Nắm bắt được xu thế đó, anh Bùi Văn Tự, xóm Yên Mu, xã Lạc Lương (Yên Thủy) đã đưa công nghệ gạch bê tông về sản xuất, mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Người lập kỳ tích nuôi cá tầm ở vùng hạ lưu sông Đà


(HBĐT) - Lâu nay, cá nước lạnh thường được các doanh nghiệp, hộ đầu tư nuôi ở vùng lòng hồ có nguồn nước ổn định và nhiệt độ thích hợp, không ai hình dung có thể nuôi ở phía cuối nguồn. Vậy mà ngay tại thành phố Hòa Bình, một hộ dân đã "liều lĩnh” làm cái việc trước đó chưa ai dám làm - nuôi cá tầm ở… hạ lưu sông Đà.

Ông chủ trẻ với 1.000 gốc táo lê Nhật


(HBĐT) - Táo lê Nhật là giống cây ăn quả có giá trị mà đến nay chưa có nhiều nông dân trong tỉnh trồng. Tại huyện Kim Bôi có 1 người đã tiên phong trồng táo lê Nhật. Anh là Đỗ Đức Bằng, 25 tuổi, Phó Bí thư chi đoàn đội 3 - xã Nam Thượng, gương mặt tiêu biểu trong phong trào tuổi trẻ khởi nghiệp sáng tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục