(HBĐT) - "Không đâu bằng đồng đất quê mình. Chỉ có ở đây mới có sự hỗ trợ tốt nhất để những người như chúng tôi đi lên bằng chính sức trẻ và đôi tay, khối óc của mình...”, chàng trai Bùi Văn Vì ở xóm Lục III, xã Yên Nghiệp - người được xem là tấm gương sáng vượt khó ở huyện Lạc Sơn trải lòng.


Từ mô hình kinh tế tổng hợp, mỗi năm mang lại nguồn thu cho gia đình Bùi Văn Vì (trái), xóm Lục III, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) trên dưới 1 tỷ đồng.

Sinh năm 1984, nói về vận số thì có lẽ những chàng trai mang tuổi Giáp Tý thường mang vận số tài hoa. ấy vậy, nói như Bùi Văn Vì thì: "Khi sinh ra đã là người nghèo, lớn lên rồi cũng vẫn là người nghèo, chẳng có gì thay đổi nếu bản thân mình không cố gắng để thay đổi”. Chẳng vậy mà khi tốt nghiệp THPT, cũng như bao trai tráng trong làng, trong xã, Bùi Văn Vì khăn gói theo chúng bạn đi khắp nơi bán sức kiếm tiền. Không nghề nghiệp nên công việc của Vì và đám bạn cũng chỉ làm thuê, làm mướn, khi thì trồng rừng, khai thác gỗ, lúc thì chăm tưới, làm cỏ cho các chủ trang trại từ Thái Nguyên, Bắc Kạn rồi đến Quảng Ninh... "Công việc vẫn thường ngày như ở quê, nhưng do đi làm thuê, làm mướn công xá bèo bọt. Mà các anh biết đấy, đi làm thuê, làm mướn nếu không khéo chi tiêu thì đến tiền ăn có khi cũng chẳng đủ chứ nói gì đến chuyện dành dụm mà mang về”, Bùi Văn Vì chia sẻ. Thế nhưng, không giống như những người khác, Bùi Văn Vì lại có suy nghĩ, tính toán xa hơn. Toàn bộ số tiền chắt chiu, dè sẻn với ước nguyện sẽ là những đồng vốn "khởi nghiệp” khi về quê.

Năm 2010, Bùi Văn Vì về quê nuôi chí lập thân, lập nghiệp. "Gia đình mình nghèo khó, cũng chỉ có nghề nông để sống chứ chẳng có gì hơn để cho con cái. Muốn thoát nghèo, mình xác định, chỉ có bản thân mới có thể giúp được mình. Những năm tháng đi làm thuê không chỉ tích luỹ được chút vốn liếng mà còn giúp mình có thêm sự từng trải, điềm tĩnh và những kinh nghiệm sống, kiến thức, kỹ năng trong sản xuất để có thể mang về áp dụng vào đồng đất quê mình”, Bùi Văn Vì chia sẻ.

Để thực hiện ước nguyện "đổi đời” ngay trên đồng đất quê hương, bằng nguồn vốn tự có và hơn 1.000m2 đất đồi của gia đình, ban đầu, chàng trai trẻ đầu tư trồng mía tím, xen với mía là sắn kết hợp với chăn nuôi. Từ cây mía tím, sắn và chăn nuôi đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể để Bùi Văn Vì tiếp tục có niềm tin mở rộng diện tích trồng theo hình thức tích luỹ hàng năm.

Sau mỗi vụ, Bùi Văn Vì lại đầu tư mua hoặc nhận thầu thêm diện tích đất của người dân trong xóm và đất do xã quản lý. Tính đến nay, mô hình kinh tế của Vì đã mở rộng với diện tích 18 ha. Trong đó có 4 ha trồng mía tím và mía ép nước, 1ha trồng ngô, sắn quay vòng và 0,5 ha trồng cỏ ngọt và nuôi hàng chục con lợn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho đàn trâu nuôi theo hướng sinh sản. Toàn bộ diện tích còn lại là rừng phòng hộ Bùi Văn Vì nhận khoán để khoanh nuôi bảo vệ. Đây cũng chính là nơi giữ gìn nguồn nước cho hồ xóm Lục với diện tích khoảng 3 ha mặt nước Vì nhận khoán để nuôi cá. Từ mô hình này, mỗi năm mang lại nguồn thu cho gia đình anh trên dưới 1 tỷ đồng. Trong đó, riêng nguồn thu từ mía chiếm hơn một nửa. Cũng từ mô hình này, Bùi Văn Vì đã tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương.

Trò chuyện với chúng tôi, Vì chia sẻ: Bây giờ mọi thứ "nên hình nên hài” em mới bắt đầu có thu. Khi mới bắt tay vào làm chưa khi nào thấy yên tâm. Một vài năm trước đây, khi giá mía giảm mạnh, nhìn những đống mía phải chặt bỏ như cắt từng khúc ruột. Không nói đâu xa, hiện giờ em phải duy trì đàn lợn hơn 40 con do giá lợn hơi xuống quá thấp, không có ai vào mua. Với 40 con do lợn này, bình quân mỗi ngày cũng mất đến 1 triệu tiền thức ăn. Bán thì không được, buông bỏ cũng không xong. Coi như đây là những thất bại phải nếm trải. Dù vậy, em vẫn luôn tin, đồng đất quê hương sẽ là nơi giúp em cũng như bất kỳ ai nuôi chí làm giàu. Mình có tâm thì đất sẽ không phụ công người.

Không chỉ là một điển hình về lớp người trẻ dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách mà nói như đồng chí Bùi Văn Sợi, Bí thư Chi bộ xóm Lục III thì: Bùi Văn Vì còn là đảng viên gương mẫu của chi bộ trong việc tuyên truyền, vận động người thân chấp hành nghiêm các quy định, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hơn cả, Bùi Văn Vì còn gương mẫu gắn kết giữa đảng viên với quần chúng nhân dân trong phát triển kinh tế cũng như giúp đỡ về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xóm cùng vươn lên thoát nghèo.

 

                                                                          Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục