(HBĐT) - Vốn ban đầu phải bỏ ra lên đến 2,4 tỷ đồng mà mỗi sản phẩm bán ra chỉ có 10.000 đồng. Bao giờ mới thu hồi được vốn? Thị trường tiêu thụ như thế nào? Sẽ là chồng chất khó khăn và thất bại ở ngay trước mắt nhưng quyết tâm mạo hiểm đầu tư vào sản phẩm sạch, ông Nguyễn Đức Thái, thôn An Ninh, xã Phú Lão (Lạc Thủy) đang từng bước chứng minh quyết định của mình là đúng đắn.
Ông Nguyễn Đức Thái, chủ cơ sở sản xuất nước đóng chai Đức Việt giới thiệu hệ thống lọc nước kiền tính sinh học.
Trao đổi với chúng tôi, ông Thái cho biết: Qua khảo
sát thực tế tại địa phương tôi nhận thấy, nhu cầu về nước uống đóng bình và đá
viên tinh khiết tại các khu công nghiệp, cơ quan, trường học, hộ gia đình… rất
lớn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Lạc Thủy chưa có cơ sở nào sản xuất với quy
mô lớn và có uy tín, thương hiệu ở lĩnh vực này. Các sản phẩm hiện có ở Lạc
Thủy phải vận chuyển từ thành phố Hòa Bình về hoặc Ninh Bình sang, dẫn đến giá
thành cao, không thuận tiện cho các đại lý phân phối. Trong khi đó, điều đáng
quý là trên địa bàn có nguồn nước ngầm tinh khiết, trong lành. Do đó, tôi đã
mày mò, tìm hiểu để đầu tư vào lĩnh vực nước uống tinh khiết và đá viên.
Với mong muốn cung cấp cho thị trường sản phẩm tuyệt
đối sạch, ông Thái đã tìm gặp đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục Trưởng Chi cục
Vệ sinh an toàn thực phẩm để tham khảo ý kiến. Sau khi được đồng chí Huấn giới
thiệu về loại nước uống kiềm tính sinh học với những ưu điểm vượt trội có lợi
cho sức khỏe, ông Thái nảy ra ý tưởng sẽ xây dựng cơ sở chế biến nước uống kiềm
tính sinh học tại địa phương với mục đích mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm
nước uống đóng chai chất lượng cao.
Đã quyết tâm thì phải mạo hiểm đầu tư, ông Thái đã
tích cực huy động vốn và mạnh dạn đầu tư mua dây chuyền công nghệ của Công ty
CP Công nghệ năng lượng và môi trường Nusa Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các
Hội Khoa học Việt Nam với trị giá 2,4 tỷ đồng. Nước uống được sản xuất trên dây
chuyền công nghệ độc quyền của NUSA Vietnam JSC dựa trên các bằng độc quyền
giải pháp hữu ích: GPHI 2: 1145, GPHI 2: 1172, GPHI 2: 1134 do cục Sở hữu trí
tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Cụ thể, nước ngầm tại địa phương sẽ được lọc
bằng than hoạt tính theo phương pháp tuần hoàn đa cấp loại bỏ các tạp chất hữu
cơ vi sinh, kim loại nặng và giữ lại các chất khoáng tự nhiên. Khử trùng nhiều
lần bằng tia cực tím UVC và đèn điện tử thạch anh.
Ông Thái cho biết thêm: Khác với các loại nước đóng
chai khác, nước uống kiềm tính sinh học có tác dụng dung hòa các loại axit
trong cơ thể , giúp ngăn ngừa nhiều bệnh
tật. Ngoài ra còn có tác dụng hạn chế các bệnh về tiêu hóa như: đầy bụng, ợ
chua, táo bón… Bên cạnh đó, nước uống kiềm tính sinh học có độ pH 8- 9,5% sẽ
giúp cơ thể người bệnh ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển và tiêu diệt các tế bào
ung thư. Tháng 5/2016, sản phẩm "Nước uống kiềm tính sinh học ALKABIO Đầm Đa”
đã được Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cấp giấy chứng nhận
"Thương hiệu thực phẩm an toàn tin dùng năm 2016”.\
Hiện tại, cơ sở sản xuất nước đóng bình, đóng chai Đức
Việt của gia đình ông Thái cung cấp cho thị trường các sản phẩm như: nước đóng
chai 500 ml, bình 19L và đá tinh khiết. Trong đó, bình nước uống kiềm tính sinh
học ALKABIO Đầm Đa 19L là sản phẩm được thị trường ưa chuộng nhất. Với giá bán
buôn 10.000 đồng/bình, năm 2016, gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 35.000
bình. Tính cả thu nhập từ việc bán các sản phẩm khác, năm 2016, gia đình ông
Thái thu về trên 400 triệu đồng.
Sản phẩm đảm bảo sạch, giá thành hợp lý nên đã được
người tiêu dùng tin dùng, thị trường ngày càng mở rộng các tỉnh, thành phố lân
cận như Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình... Sản lượng 6 tháng đầu năm 2017 đã tăng gấp
3 so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình,
ông Thái còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương
trung bình khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.
Không dừng lại ở đó, ông Thái khẳng định: "Thời gian
tới, chúng tôi sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ tại các điểm du lịch Tràng An,
chùa Bái Đính (Ninh Bình), các khu công nghiệp trên địa tỉnh Hà Nam. Ngoài ra,
chúng tôi tiếp tục đầu tư, mạnh dạn áp dụng những công nghệ mới để nâng cao
chất lượng sản phẩm, giá thành ổn định vừa với túi tiền của người tiêu dùng.
Qua đó tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu nước uống tinh khiết Đầm
Đa”.
Đức Anh
(HBĐT) - Say mê với nghề làm vườn, anh Nguyễn Văn Thắng, sinh năm 1969, quê gốc ở Ba Vì, Hà Nội đã gắn bó với vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) trù phú hơn hai chục năm nay. Từ năm 1992-1997, cái tên Nguyễn Văn Thắng được nhiều người biết đến với danh hiệu "vua mía” ở vùng Thung Rếch trù phú bạt ngàn. Anh cũng là người đầu tiên đưa cây mía về với đồng đất vùng Thung này để rồi bà con nơi đây đua nhau trồng theo góp phần xoá đói - giảm nghèo.
(HBĐT) - Là người mạnh dạn đem cây nhãn về trồng và luôn học tập để áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt trên vùng đất nhiều khó khăn để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cây trồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn là người năng nổ, nhiệt tình trong mọi công việc của địa phương. Đó là những lời nhận xét của người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi) dành cho anh Bùi Văn Hà.
(HBĐT) - Về thị trấn Cao Phong, nơi được ví như "thủ phủ” vùng cam Cao Phong đặc sản, chúng tôi nghe nhiều lời ngợi khen dành cho Trần Thị Mai, Bí thư Đoàn thị trấn. Không chỉ là cán bộ tâm huyết, năng nổ với nghiệp vụ công tác đoàn, Mai còn tiên phong trong phong trào tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp, là tấm gương khởi nghiệp tiêu biểu của tổ chức Đoàn.
(HBĐT) - Đó là đồng chí Bùi Hải Hòa, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Dân Hòa (Kỳ Sơn). Anh cũng là ĐV-TN gương mẫu luôn đi đầu, xung kích trong mọi hoạt động Đoàn của xã. Dù công việc khá bận rộn nhưng chàng trai 8x luôn nỗ lực làm giàu trên mảnh đất quê hương với mô hình nuôi ong mật đem lại thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Khởi nghiệp trên mảnh đất nổi tiếng của các loại trái cây cam, quýt đã tạo nên thương hiệu riêng nhưng Nguyễn Duy Hưng, Bí thư chi Đoàn khu 9, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chọn cách ươm giống các loại cây có múi cung cấp cho những người trồng cây. Sau gần 6 năm gắn bó với nghề, khách hàng của Hưng không chỉ là người trồng cây trong huyện mà ở nhiều huyện khác trong tỉnh như: Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… và các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La…
(HBĐT) - Sinh ra từ rừng, yêu quý chim rừng nên chị Lường Thị Quý ở tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) mua các loại chim rừng từ các thợ săn bắt về trị thương và nuôi dưỡng. Từ việc làm đó, mấy chục năm qua, nhà chị trở thành "trung tâm cứu hộ”, nuôi và gây giống các loại chim rừng ở Đà Bắc.