Sinh ra và lớn lên trong gia đình không mấy khá giả, được chứng kiến những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của bà con như được mùa mất giá, được giá mất mùa, dịch bệnh đã thôi thúc anh không ngừng vươn lên học tập, tích lũy kiến thức để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Sau nhiều năm tìm tòi, anh Bằng nhận thấy đất đồi quê hương phù hợp với trồng cây ăn quả, nuôi gà thả vườn và tận dụng nguồn nước để nuôi cá. Với lòng nhiệt huyết cùng sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè, anh mạnh dạn đầu tư gây dựng mô hình trang trại VAC. Sau một thời gian đầu tư công sức, mô hình VAC bước đầu ổn định, đem lại thu nhập khá cho gia đình.
Bùi Văn Bằng, xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) chăm sóc vườn ổi đang trong thời kỳ thu hoạch của gia đình.
Trang trại của anh Bằng có khoảng 400 con gà thịt / năm; 300 cây ổi trên diện tích 5.000 m2 đất đồi và 1, 7 ha ao cá cho thu hoạch khoảng 8 tạ cự/năm. Ngoài ra, anh nuôi lợn và làm một số dịch vụ khác, mỗi năm trừ chi phí thu về khoảng 80 triệu đồng. Mô hình trang trại của chàng trai trẻ đã giải quyết việc làm cho hàng chục lao động thời vụ. Anh Bằng chia sẻ: Để tạo được uy tín trên thị trường và giữ được đầu ra cho sản phẩm nông sản của gia đình, tôi đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng có nhu cầu sản phẩm phải sạch, không sử dụng các hóa chất kích thích. Chính vì vậy, tôi nghiên cứu, tìm tòi cách phòng, chống sâu bệnh cho cây trồng bằng cách sử dụng thảo dược tự nhiên, tránh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tôi tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do địa phương tổ chức và làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt quy định về tiêm phòng vắc xin cho đàn gà và vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng. Đối với cá, tôi đã tận dụng nguồn nước suối để chế độ nước vào ao luôn được điều hòa hợp lý và có kế hoạch thay nước trong ao theo đúng quy trình để cá có thể phát triển tự nhiên. Để chất lượng thịt chắc và thơm, tôi tận dụng nguồn thức ăn là cỏ để cho cá ăn. Đối với ổi là cây trồng ưa đất đồi, tuy nhiên cần phải đặc biệt quan tâm quá trình ổi ra hoa, kết quả. Khi quả ổi bé, tôi dùng túi để bọc đảm bảo quả không bị sâu bệnh, chất lượng quả sẽ đảm bảo ngon hơn.
Là đoàn viên luôn gương mẫu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương, Bùi Văn Bằng còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể. Anh luôn chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, những quy định của địa phương và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong trồng trọt, ứ chăn nuôi cho đoàn viên, thanh niên trong xóm, xã cùng phát triển kinh tế.
Thu Thủy
(HBĐT) - Gia đình chị Bùi Thị Giới, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng là một trong những điển hình phát triển kinh tế tiêu biểu được huyện Kim Bôi giới thiệu trong danh sách điển hình của Ban Thi đua - khen thưởng tỉnh. Để tìm hiểu điển hình này, những ngày trung tuần tháng 6, chúng tôi có dịp về thăm gia đình và càng khâm phục hơn ý chí không cam chịu đói nghèo của chị Bùi Thị Giới.
(HBĐT) - Say mê với nghề làm vườn, anh Nguyễn Văn Thắng, sinh năm 1969, quê gốc ở Ba Vì, Hà Nội đã gắn bó với vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) trù phú hơn hai chục năm nay. Từ năm 1992-1997, cái tên Nguyễn Văn Thắng được nhiều người biết đến với danh hiệu "vua mía” ở vùng Thung Rếch trù phú bạt ngàn. Anh cũng là người đầu tiên đưa cây mía về với đồng đất vùng Thung này để rồi bà con nơi đây đua nhau trồng theo góp phần xoá đói - giảm nghèo.