(HBĐT) - Từ năm 2011, những cây cà gai leo đầu tiên được trồng tại đồng đất Yên Thủy. Đây là loại dược liệu quý, nhiều công dụng, được dân gian sử dụng hỗ trợ điều trị, chữa các bệnh về gan, giải rượu, chữa đau nhức xương... Tuy nhiên, khi diện tích trồng cà gai leo mở rộng, vấn đề đầu ra cho sản phẩm trở thành bài toán khó cho người nông dân. Đứng trước thực tế đó, cô gái trẻ Nguyễn Thùy Linh (khu phố 12, thị trấn Hàng Trạm) đã mạnh dạn thực hiện dự án "Trồng, bảo tồn gen dược liệu quý; sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu”. Địa điểm được Linh chọn lựa để thực hiện dự án là xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy. Mục tiêu được dự án đặt ra là phát triển và bảo tồn giống dược liệu quý; mang sức khỏe đến cho cộng đồng và tiêu thụ sản phẩm do nhân dân làm ra.



Sản phẩm cà gai leo với tác dụng chữa các bệnh về gan, giải độc rượu, chữa đau xương khớp…nên được thị trường ưa chuộng.

Trao đổi với chúng tôi, Nguyễn Thùy Linh cho biết: Xuất phát từ việc có nhiều người dùng cà gai leo phơi khô nấu nước uống nhưng phản hồi kết quả chưa cao. Nguyên nhân vì quá trình thu hái, bảo quản, sơ chế thô sơ, làm mất đi dược tính quý trong cà gai leo. Hơn nữa, cà gai leo khi sử dụng cần một định lượng chính xác thì kết quả điều trị mới đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Yên Thủy, khi diện tích mở rộng, sản lượng cà gai leo ngày càng lớn. Do đó, tôi đã mạnh dạn đầu tư hệ thống máy chế biến, đóng gói sản phẩm.

Hiện nay, nhà xưởng sản xuất có diện tích 120m2 theo mô hình khép kín, bao gồm máy nghiền, máy sàng rung, máy đóng gói trà túi lọc, máy hàn nhiệt. Sản phẩm trà túi lọc cà gai leo mang thương hiệu Bình An của gia đình đã được "Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”, được cấp giấy chứng nhận "Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Sản phẩm cà gai leo túi lọc được sản xuất với quy trình công nghiệp hiện đại, sấy - nghiền - đóng gói - bảo quản khép kín, giữ 100% thành phần hóa học tốt từ dược liệu gốc. Trà để dưới dạng túi lọc rất tiện dụng cho việc sử dụng. Trà túi lọc cà gai leo mang thương hiệu Bình An hiện đã có mặt tại một số thị trường như Lào Cai, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Sản phẩm được thị trường ưa chuộng hơn cả là hộp 25 gói nhỏ, có giá bán 50.000 đồng/gói. Hiện nay, cơ sở giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động và việc làm thời vụ cho 2 lao động với mức lương 3,5 triệu đồng/ người/tháng.

Từ thành công bước đầu, Linh chia sẻ: Trước nhu cầu ngày càng lớn, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, gia đình đang có phương án mở rộng, cải tại nhà xưởng, kho bãi. Dự kiến sẽ mở rộng diện tích lên 1 ha; đầu tư trang thiết bị như: máy rửa, máy sấy dược liệu, máy sao, máy đóng gói bao bì. Đặc biệt, ngoài việc sản xuất sản phẩm, gia đình còn quan tâm đầu tư mô hình bảo tồn gen trên diện tích 6.000 m2; trồng tại chỗ cây cà gai leo theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp, không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản (diêm sinh). Vì vậy, sản phẩm an toàn tuyệt đối, có thể dùng lâu dài.

Dương Liễu

Các tin khác


Thành công nhờ nghị lực và sự khác biệt

(HBĐT) - Khát vọng làm giàu của chàng thanh niên người Mường Bùi Mạnh Ly đã không ít lần tưởng chừng như vụt tắt. Mới 25 tuổi, chàng thanh niên sinh năm 1989 này đã mang khoản nợ gần 4 tỷ đồng. Chỉ có nghị lực, tầm nhìn vượt khỏi "lũy tre làng” và hướng đi khác biệt mới đem lại thành công như ngày hôm nay. 

“Làng ong” Tân Lập - khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương


(HBĐT) - Sở dĩ chúng tôi lấy cái tên "làng ong” để ví von cho xóm Tân Lập, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) bởi có đến hơn 1/4 hộ dân của xóm phát triển nghề nuôi ong mật cho thu nhập cao. Theo đánh giá của đồng chí Đinh Xuân Thao, Chủ tịch UBND xã Dân Hòa: "Nghề nuôi ong mật phù hợp với điều kiện thực tế và đang trở thành thế mạnh khi không chỉ có xóm Tân Lập mà nhiều xóm khác trong xã đã hình thành và phát phát triển ngành nghề này”.

Chàng thanh niên mang chí thoát nghèo

(HBĐT) - "Không đâu bằng đồng đất quê mình. Chỉ có ở đây mới có sự hỗ trợ tốt nhất để những người như chúng tôi đi lên bằng chính sức trẻ và đôi tay, khối óc của mình...”, chàng trai Bùi Văn Vì ở xóm Lục III, xã Yên Nghiệp - người được xem là tấm gương sáng vượt khó ở huyện Lạc Sơn trải lòng.

Khởi nghiệp với ý chí không cam chịu đói nghèo

(HBĐT) - Gia đình chị Bùi Thị Giới, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng là một trong những điển hình phát triển kinh tế tiêu biểu được huyện Kim Bôi giới thiệu trong danh sách điển hình của Ban Thi đua - khen thưởng tỉnh. Để tìm hiểu điển hình này, những ngày trung tuần tháng 6, chúng tôi có dịp về thăm gia đình và càng khâm phục hơn ý chí không cam chịu đói nghèo của chị Bùi Thị Giới.

Chuyện làm giàu của người bỏ phố lên rừng

(HBĐT) - Say mê với nghề làm vườn, anh Nguyễn Văn Thắng, sinh năm 1969, quê gốc ở Ba Vì, Hà Nội đã gắn bó với vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) trù phú hơn hai chục năm nay. Từ năm 1992-1997, cái tên Nguyễn Văn Thắng được nhiều người biết đến với danh hiệu "vua mía” ở vùng Thung Rếch trù phú bạt ngàn. Anh cũng là người đầu tiên đưa cây mía về với đồng đất vùng Thung này để rồi bà con nơi đây đua nhau trồng theo góp phần xoá đói - giảm nghèo.

Làm giàu trên vùng đất khó


(HBĐT) - Là người mạnh dạn đem cây nhãn về trồng và luôn học tập để áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt trên vùng đất nhiều khó khăn để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cây trồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn là người năng nổ, nhiệt tình trong mọi công việc của địa phương. Đó là những lời nhận xét của người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi) dành cho anh Bùi Văn Hà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục