(HBĐT) - Học hành tử tế, có công việc ổn định ở cơ quan Nhà nước, bất ngờ tai ương ập xuống Lê Huy Tích. Anh sống đi, chết lại nhiều lần, trở thành người tàn phế, thường trực nỗi đau thể xác, tinh thần. Đã nhiều lúc anh muốn tìm cách tự giải thoát. ấy vậy mà Lê Huy Tích đã bền bỉ vượt lên số phận nghiệt ngã trở thành chủ cửa hàng chế tạo xe lăn, sửa chữa xe điện, tạo việc làm cho những người không may mắn, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho không chỉ những người khuyết tật trên địa bàn.


Lê Huy Tích, sinh năm 1978, là con cả trong một gia đình công chức nghèo ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình). Sau 4 năm học cao đẳng, anh xin vào công tác tại Đoạn quản lý đường sông số 9- đơn vị làm nhiệm vụ quản lý về đường thủy nội địa trên tuyến sông Đà. Khỏe mạnh, có trình độ, nhiệt huyết, anh luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao được lãnh đạo đơn vị tin tưởng. Những tưởng cuộc sống như thế cứ êm đềm trôi.


Anh Lê Huy Tích cùng nhân viên cửa hàng xe điện Nga Khánh hoàn thiện các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Vậy mà tai họa ập đến. Ngồi trên xe lăn, anh kể lại: Đêm 1/1/2007 là đêm kinh hoàng đối với cuộc đời tôi. Như thường lệ trên đường từ nhà đi xuống huyện Kỳ Sơn để trực ca. Trời tối, đường trơn, bị đèn ô tô chiếu vào mắt, tôi đâm vào đá, chiếc xe máy mất lái trượt cả một quãng dài. Trời đất quay cuồng, tôi chẳng còn biết gì cả. Chỉ nghe mọi người kể lại sau cú ngã đó bùn đất, máu me đầy người. Tôi được đi điều trị ở Bệnh viện Việt Đức và nhiều nơi khác. Bác sỹ bảo, tôi bị vỡ đốt sống.

Cú ngã hiểm ác đó đã làm anh Tích bị đứt tủy, liệt hoàn toàn 2 chân. Anh vẫn hy vọng sẽ có một phép màu để trở lại cuộc sống giúp anh có thể đi trên 2 bàn chân của mình. Thế nhưng mặc dù đã dùng cả thuốc đông- tây y kết hợp chữa bệnh nhưng không khỏi. Điều trị 1 năm. Tư duy đảo chiều từ hy vọng sang thất vọng, luôn có ý định muốn chết, tự giải thoát.

Nhiều đêm suy nghĩ: Mình không thể chết phải vươn lên, không phụ thuộc vào người khác, phải tự di chuyển được. Tư duy tích cực yêu cuộc sống, muốn vươn lên dần trở lại. Với nghề sửa chữa học ở Hải Phòng, vào biên chế được được 7 năm, nay anh vẫn được hưởng chế độ thương tật trên 3 triệu đồng/ tháng. Nếu cứ như vậy thì cũng tồn tại nhưng anh vẫn muốn khẳng định được mình. Ban đầu, anh tìm đến với nghề sửa điện thoại nhưng cũng thật cơ cực. Phần mềm điện thoại toàn bằng tiếng nước ngoài, anh phải tự mày mò học thêm tiếng Anh để hiểu và sửa chữa, song cũng không đơn giản khi ngồi xe lăn, một tay còn bị liệt điều khiển rất khó khăn. Không nản chí, anh đã mày mò làm xe lăn gắn vào đầu kéo điện với mong muốn để bản thân có phương tiện di chuyển.

2 tháng rưỡi làm xe lăn kết nối vào đầu kéo, nửa tháng tập lái, anh mừng rỡ vì đã có thể tự di chuyển được đến nơi mình cần đến. Lúc đấy, ở Hòa Bình chưa có ai làm xe lăn đầu kéo, một loại xe điều khiển bằng điện cho người bị liệt. Khi biết anh có ý định mở cửa hàng, nhiều người ái ngại, thương cảm vì người bình thường còn chẳng cơm cháo gì. Có lương, trợ cấp hàng tháng có thể sống đến hết đời nhưng anh vẫn suy nghĩ, tuy tay chân không làm được việc nặng, mình còn khả năng, còn tư duy không nên để chảy máu chất xám. Cũng may, bố mẹ, người thân, luôn sát cánh động viên và ủng hộ anh mở cửa hàng. ông bà cho mượn bìa đất vay 50 triệu đồng đầu tư vào cửa hàng.

Mấy năm trời bươn trải, mày mò, tìm kiếm, cửa hàng của anh đã có những sản phẩm xe lăn đầu tiên. Trong đó đã sản xuất được 2 chiếc ở Hà Nội, 2 chiếc ở Hòa Bình, xe 3 bánh, lắp ráp, tái chế xe đạp điện theo yêu cầu của khách hàng. Làm được một thời gian, lóng ngóng thế nào, anh bị cả phích nước sôi dội vào người, bỏng nặng đau đớn cùng cực phải nghỉ hàng năm trời.

Giữa năm 2016, anh bắt đầu làm lại. Nhiều khách hàng đến thấy cửa hàng toàn người học việc, mỗi 1 người không học việc lại là ông chủ ngồi xe lăn cũng thấy nghi ngờ, ái ngại. Nhưng sau khi nhận sản phẩm, hầu hết ai cũng hài lòng vì giá cả hợp lý lại bảo đảm chất lượng. Hiện, cửa hàng của anh không làm đủ theo yêu cầu của khách hàng. Trong xưởng, hiện nay có 4 người đều là những người khó khăn về công việc và khuyết tật, bảo đảm thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/ người/tháng. "Cửa hàng xe điện Nga Khánh hoàn thiện sự di chuyển cho người già và người khuyết tật tổ 2B, đường Trương Hán Siêu, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình” đã chính thức ra mắt, đi vào hoạt động và được mọi người biết đến.

"Người khuyết tật không thể làm việc bằng người đầy đủ tứ chi nhưng anh em làm việc tương trợ lẫn nhau, mình làm việc bằng tư duy. Trong quá trình làm, một số ban, ngành đến kiểm tra, nhắc nhở nhưng cũng tạo điều kiện cho người khuyết tật khởi nghiệp. Mình cố gắng sản xuất sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn tiêu chuẩn theo quy định. Mọi việc đang dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, tôi vẫn mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để mở rộng sản xuất, sửa chữa lắp ráp sẵn xe điện, xe cho người khuyết tật, cho khách hàng có nhu cầu”- anh Tích tâm sự.


                                                                                     Hương Lan


Các tin khác


Mạo hiểm với sản phẩm sạch

(HBĐT) - Vốn ban đầu phải bỏ ra lên đến 2,4 tỷ đồng mà mỗi sản phẩm bán ra chỉ có 10.000 đồng. Bao giờ mới thu hồi được vốn? Thị trường tiêu thụ như thế nào? Sẽ là chồng chất khó khăn và thất bại ở ngay trước mắt nhưng quyết tâm mạo hiểm đầu tư vào sản phẩm sạch, ông Nguyễn Đức Thái, thôn An Ninh, xã Phú Lão (Lạc Thủy) đang từng bước chứng minh quyết định của mình là đúng đắn.

Thành công nhờ nghị lực và sự khác biệt

(HBĐT) - Khát vọng làm giàu của chàng thanh niên người Mường Bùi Mạnh Ly đã không ít lần tưởng chừng như vụt tắt. Mới 25 tuổi, chàng thanh niên sinh năm 1989 này đã mang khoản nợ gần 4 tỷ đồng. Chỉ có nghị lực, tầm nhìn vượt khỏi "lũy tre làng” và hướng đi khác biệt mới đem lại thành công như ngày hôm nay. 

“Làng ong” Tân Lập - khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương


(HBĐT) - Sở dĩ chúng tôi lấy cái tên "làng ong” để ví von cho xóm Tân Lập, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) bởi có đến hơn 1/4 hộ dân của xóm phát triển nghề nuôi ong mật cho thu nhập cao. Theo đánh giá của đồng chí Đinh Xuân Thao, Chủ tịch UBND xã Dân Hòa: "Nghề nuôi ong mật phù hợp với điều kiện thực tế và đang trở thành thế mạnh khi không chỉ có xóm Tân Lập mà nhiều xóm khác trong xã đã hình thành và phát phát triển ngành nghề này”.

Chàng thanh niên mang chí thoát nghèo

(HBĐT) - "Không đâu bằng đồng đất quê mình. Chỉ có ở đây mới có sự hỗ trợ tốt nhất để những người như chúng tôi đi lên bằng chính sức trẻ và đôi tay, khối óc của mình...”, chàng trai Bùi Văn Vì ở xóm Lục III, xã Yên Nghiệp - người được xem là tấm gương sáng vượt khó ở huyện Lạc Sơn trải lòng.

Khởi nghiệp với ý chí không cam chịu đói nghèo

(HBĐT) - Gia đình chị Bùi Thị Giới, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng là một trong những điển hình phát triển kinh tế tiêu biểu được huyện Kim Bôi giới thiệu trong danh sách điển hình của Ban Thi đua - khen thưởng tỉnh. Để tìm hiểu điển hình này, những ngày trung tuần tháng 6, chúng tôi có dịp về thăm gia đình và càng khâm phục hơn ý chí không cam chịu đói nghèo của chị Bùi Thị Giới.

Chuyện làm giàu của người bỏ phố lên rừng

(HBĐT) - Say mê với nghề làm vườn, anh Nguyễn Văn Thắng, sinh năm 1969, quê gốc ở Ba Vì, Hà Nội đã gắn bó với vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) trù phú hơn hai chục năm nay. Từ năm 1992-1997, cái tên Nguyễn Văn Thắng được nhiều người biết đến với danh hiệu "vua mía” ở vùng Thung Rếch trù phú bạt ngàn. Anh cũng là người đầu tiên đưa cây mía về với đồng đất vùng Thung này để rồi bà con nơi đây đua nhau trồng theo góp phần xoá đói - giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục