(HBĐT) - Gần 3 tháng trở lại đây, người dân xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã quen với bóng dáng những con đà điểu cao lênh khênh trong một gia trại tại xóm Lục 2. Chúng tôi đến tìm hiểu và càng bất ngờ hơn khi chủ gia trại là anh Bùi Văn Vính, trưởng xóm Lục 2, chàng trai 9x đầy nhiệt huyết và năng động.


Anh Bùi Văn Vính, xóm Lục 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) chăm sóc đà điểu tại gia trại.

 Đà điểu đến với anh như một cái duyên. Anh Vính kể lại: "Sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự, trong một lần lên thăm nhà người đồng ngũ ở Ba Vì (Sơn Tây), tôi nghe mọi người nói chuyện về mô hình nuôi đà điểu và bắt đầu say mê từ đó”. Anh tìm đến những mô hình tiêu biểu ở Sơn Tây đây để học hỏi kinh nghiệm, đồng thời mua sách, báo, tài liệu về kỹ thuật nuôi đà điểu về đọc. Nhận thấy kỹ thuật nuôi đà điểu không khó, anh liền vay vốn Ngân hàng CSXH huyện Lạc Sơn mua 20 con đà điểu giống từ Trạm nghiên cứu chăn nuôi đà điểu Ba Vì, xây dựng chuồng trại. "Khi nghe tôi đi vay tiền mua đà điểu về nuôi, ai cũng ngăn cản. Mọi người bảo, những vật nuôi truyền thống như lợn, gà còn lỗ nặng, nói gì đến con vật lạ như đà điểu” - Anh Vính nhớ lại, nhưng vì lòng say mê, anh vẫn quyết tâm đi con đường của mình.

 Đà điểu là giống chim hoang dã, có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt, chúng được thuần hóa thành vật nuôi và phát triển nhanh chóng ở nhiều nơi bởi mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, thức ăn cho đà điểu tương đối đơn giản, chủ yếu là rau, cỏ, ngô, sắn... Anh Vính cho biết: "Đà điểu sống quen trong môi trường hoang dã nên rất sợ tiếng ồn, do đó, trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Đây là giống ưa chạy nhảy nên chuồng phải có diện tích rộng, nền cát để đà điểu khỏi trơn trượt”.

 Hiện tại, anh Vính đang nuôi thử nghiệm 20 con đà điểu. Khi lấy từ trại giống về, đà điểu mới được 3 - 4 kg, sau 3 tháng, mỗi con tăng lên 20-25 kg. Dự kiến đến cuối năm, mỗi con đà điểu đạt 70-80 kg và sẽ cho xuất chuồng. Mỗi con đà điểu 3 tháng tuổi anh mua về với giá 2,3 triệu đồng, sau khi xuất chuồng sẽ có giá 100.000 - 120.000 đồng/kg (hơi). Ngoài sản phẩm thịt đà điểu, anh dự kiến sẽ bán thêm trứng để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Mỗi con đà điểu cái đẻ từ 35 - 40 quả trứng/năm, quả bé nhất khoảng 0,8 kg, quả lớn 1,8 kg. Trên thị trường hiện nay, trứng đà điểu có giá 150.000 đồng/quả (trứng thịt) và 450.000 đồng/quả (có phôi) để ấp nở. Anh Vính cho biết: "Nếu mô hình thành công sẽ là hướng đi vững chắc để phát triển kinh tế, bởi thịt và trứng đà điểu đang là món ăn đặc sản có giá cao tại các nhà hàng, khách sạn. Nếu có đủ nguồn hàng thịt đà điểu để xuất khẩu thì giá trị kinh tế sẽ cao hơn nhiều. Ngoài ra, ngay cả da, xương, lông, vỏ trứng của đà điểu đều có giá trị kinh tế cao trong ngành sản xuất đồ trang sức, mỹ nghệ”. Trong thời gian tới, anh dự định sẽ mở rộng quy mô chuồng trại từ 500 m2 lên 1000 m2, đồng thời mở rộng liên kết với các cơ sở, nhà hàng dưới Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm tạo đầu ra ổn định.

 Hiện tại, chàng trai sinh năm 1994 Bùi Văn Vính đã là đảng viên, chủ gia trại, trưởng xóm gương mẫu. Đồng chí Bùi Văn Chủng, Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp cho biết: "Những tín hiệu khả quan ban đầu từ việc nuôi đà điểu theo mô hình gia trại của anh Bùi Văn Vính đã minh chứng cho tinh thần dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ cùng khát vọng làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Mong muốn các cấp, ngành có chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vốn, con giống, tạo điều kiện giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập trong sản xuất nông nghiệp”.

 

                                                                        Hoàng Anh

 

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục