(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện nay có hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở các xóm, xã vùng sâu, vùng xa đã năng động, sáng tạo trên con đường lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Bùi Văn Tĩnh ở xóm Rộc, xã Nật Sơn là một trong những điển hình như thế. Mới bước sang tuổi 31 nhưng Bùi Văn Tĩnh đã có một nền tảng khá vững chắc. Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế đã giúp gia đình anh không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.


Chúng tôi đến trang trại của Bùi Văn Tĩnh vào một chiều mưa. Vườn bưởi da xanh sai triu quả đang vào kỳ cho thu hoạch. Sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp, từ bé Tĩnh đã gắn bó với ruộng vườn, chăn nuôi. Học hết THPT, Tĩnh tham gia nghĩa vụ quân sự. Hết nghĩa vụ trở về địa phương, thấy đồi nương bạt ngàn mà cuộc sống của gia đình vẫn khó khăn. Nhà có 2 ha đồi thì một nửa trồng mơ, một nửa trồng vải thiều nhưng hiệu quả kinh tế không cao.

Tĩnh đã chủ động tìm sách báo, nghe đài, tìm hiểu những mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đồng thời, tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do Huyện Đoàn, Trạm khuyến nông của huyện tổ chức tại xã. Từ những kiến thức học hỏi được, Tĩnh bàn với gia đình phá hết vườn mơ và vải thiều, mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà trên đồi. Ban đầu là nuôi gà Đông Tảo rồi gà ri, từ vài trăm con lên đến hàng ngàn con. Bình quân 1 năm nuôi 2-3 lứa, cho thu nhập từ 40-100 triệu đồng/năm tuỳ theo giá thị trường. Năm 2016, Tĩnh nuôi đến 2.000 con gà.


                               Anh Bùi Văn Tĩnh bên vườn bưởi da xanh sắp cho thu hoạch.

Năm 2013, được xã cho đi tham quan mô hình trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh tại xã Thanh Hối (Tân Lạc), thấy cây bưởi phù hợp, Tĩnh đã mua 400 cây về trồng trên diện tích 2 ha. Bên cạnh đó trồng xen ổi và táo. Năm nay vườn bưởi có khoảng 300 cây cho thu khoảng trên 4.000 quả. Năm 2016, Tĩnh được vay 60 triệu đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và 50 triệu đồng từ quỹ giải quyết việc làm của Tỉnh Đoàn thầu 2,8 ha đồi trồng 300 cây bưởi Diễn và đầu tư xây dựng 6 gian chuồng nuôi 100 con lợn. Nhưng do biến động giá cả, lứa lợn bị lỗ khoảng 500.000 đồng/con. Đến nay trong chuồng chỉ duy trì 20 con lợn. Năm nay, Tĩnh dừng nuôi gà mà chuyển sang nuôi ngan và ngỗng, dự định sắp tới sẽ trồng thêm cây bơ.

Tĩnh tâm sự: "Là xã vùng sâu, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng điều kiện để phát triển kinh tế không ít. Trong thôn, xã có nhiều thanh niên vì cái lợi trước mắt mà đi làm ăn xa hoặc xuất khẩu lao động. Tôi nhận thấy quê hương mình có rất nhiều điều kiện phát triển kinh tế như chăn thả gia súc, trồng cây ăn quả... nên tôi xác định sẽ gây dựng "cơ nghiệp” từ nơi tôi đã sinh ra”.

Nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi, kinh tế gia đình anh đã thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ khá giả trong xóm. Với mô hình chăn nuôi và trồng trọt kết hợp, mỗi năm gia đình Tĩnh có thu nhập trên 100 triệu đồng. Không những tích cực làm kinh tế, Tĩnh luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào Đoàn tại địa phương, tích cực tham gia tuyên truyền, vận động người thân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của bản thân cho những thanh niên muốn phát triển kinh tế làm giàu chính đáng.

Theo Ban Thường vụ Huyện Đoàn Kim Bôi, đây là một trong những ĐV-TN đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương, đồng thời là tấm gương để tuyên truyền, động viên thanh niên trên địa bàn không cần đi đâu xa mà có thể làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.


                 Đinh Thắng

Các tin khác


Khởi nghiệp từ sản phẩm dược liệu

(HBĐT) - Từ năm 2011, những cây cà gai leo đầu tiên được trồng tại đồng đất Yên Thủy. Đây là loại dược liệu quý, nhiều công dụng, được dân gian sử dụng hỗ trợ điều trị, chữa các bệnh về gan, giải rượu, chữa đau nhức xương... Tuy nhiên, khi diện tích trồng cà gai leo mở rộng, vấn đề đầu ra cho sản phẩm trở thành bài toán khó cho người nông dân. Đứng trước thực tế đó, cô gái trẻ Nguyễn Thùy Linh (khu phố 12, thị trấn Hàng Trạm) đã mạnh dạn thực hiện dự án "Trồng, bảo tồn gen dược liệu quý; sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu”. Địa điểm được Linh chọn lựa để thực hiện dự án là xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy. Mục tiêu được dự án đặt ra là phát triển và bảo tồn giống dược liệu quý; mang sức khỏe đến cho cộng đồng và tiêu thụ sản phẩm do nhân dân làm ra.

Thắp niềm tin cho nghề dệt thổ cẩm

(HBĐT) - Với chị Dương Thị Bin, xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ là nghề mà còn là niềm đam mê. Chị luôn mong nghề dệt thổ cẩm được bảo tồn và phát triển ngay trên quê hương mình. Chính tình yêu của chị với thổ cẩm đã thắp lên niềm tin cho thế hệ trẻ tiếp nối nghề truyền thống.

Khát vọng làm giàu của chàng trai 9x

(HBĐT) - Làm giàu trên mảnh đất quê hương là khát vọng của không ít người, song với những thanh niên có ý chí, nghị lực vươn lên, khát khao ấy lại càng mạnh mẽ. Gặp Đinh Văn Tư, Bí thư chi đoàn xóm Ong 1, xã Nam Phong (Cao Phong) chúng tôi thêm hiểu, thêm tin vào điều này.

Chàng thanh niên làm giàu từ mô hình VAC

(HBĐT) - "Chăm chỉ, chịu khó, không khuất phục trước khó khăn, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua của địa phương” là những lời nhận xét trìu mến của bà con xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) dành cho chàng trai sinh năm 1987 Bùi Văn Bằng. Khởi nghiệp với nhiều khó khăn ban đầu, sau nhiều năm khám phá, tìm tòi, học tập các mô hình kinh tế khác nhau, Bằng đã tìm thấy mô hình kinh tế VAC phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu quê hương. Mô hình bước đầu cho thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống gia đình.

Mạo hiểm với sản phẩm sạch

(HBĐT) - Vốn ban đầu phải bỏ ra lên đến 2,4 tỷ đồng mà mỗi sản phẩm bán ra chỉ có 10.000 đồng. Bao giờ mới thu hồi được vốn? Thị trường tiêu thụ như thế nào? Sẽ là chồng chất khó khăn và thất bại ở ngay trước mắt nhưng quyết tâm mạo hiểm đầu tư vào sản phẩm sạch, ông Nguyễn Đức Thái, thôn An Ninh, xã Phú Lão (Lạc Thủy) đang từng bước chứng minh quyết định của mình là đúng đắn.

Thành công nhờ nghị lực và sự khác biệt

(HBĐT) - Khát vọng làm giàu của chàng thanh niên người Mường Bùi Mạnh Ly đã không ít lần tưởng chừng như vụt tắt. Mới 25 tuổi, chàng thanh niên sinh năm 1989 này đã mang khoản nợ gần 4 tỷ đồng. Chỉ có nghị lực, tầm nhìn vượt khỏi "lũy tre làng” và hướng đi khác biệt mới đem lại thành công như ngày hôm nay. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục