Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định kéo dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ bốn từ ngày 10-16/8 tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân.
Làn sóng dịch mới tại những nước áp dụng biện pháp chống dịch "không ca mắc COVID-19" như Australia và Trung Quốc cho thấy dường như biến thể Delta đã phá vỡ được vòng phòng thủ và khiến hai nước này phải xem xét điều chỉnh chính sách.
Một khảo sát ban đầu tại Israel cho thấy hầu hết những người được tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đều có các phản ứng phụ tương tự hoặc ít hơn so với khi tiêm mũi thứ hai.
Trong bối cảnh số ca mắc mới Covid-19 được ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy và biến thể Delta chiếm hầu hết số ca nhiễm, nhiều nước tăng cường biện pháp chống dịch. Ngày 8/8, thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản siết chặt hạn chế, theo đó, các nhà hàng phải giảm thời gian mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 561.000 ca nhiễm và 8.548 ca tử vong, nâng tổng ca bệnh lên gần 203 triệu. Nước Mỹ trở lại dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới, trong khi Indonesia đứng đầu về ca tử vong trong ngày.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h00 ngày 6/8, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 201.933.142 ca nhiễm viurs SARS-CoV-2, trong đó số ca tử vong đã lên tới 4.285.077 người. Tổng cộng 181.651.107 người đã phục hồi.
Tuần đầu tháng 8, hệ thống phòng, chống dịch Covid-19 của Trung Quốc căng sức kiểm soát tốc độ lây lan của biến thể Delta, tại 5 khu vực lây nhiễm nguy cơ cao và 140 khu vực nguy cơ trung bình.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, hãng dược Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, báo Vientiane Times tối 5/8 đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao Saleumsay Kommasith cùng ngày đã dẫn đầu đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-New Zealand qua hình thức trực tuyến.
Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand thông báo nước này sẽ đóng góp 1 triệu NZD cho Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, tài trợ 29 triệu NZD hỗ trợ ASEAN ứng phó và giải quyết các tác động của dịch bệnh, trong đó dành 17 triệu NZD hỗ trợ cung ứng vaccine đồng đều trong khu vực.
Với hơn 200 triệu người mắc COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang vô cùng lo ngại về tình trạng một số người, chưa được thống kê cụ thể, vẫn đang phải vật lộn với cái gọi là "di chứng kéo dài hậu COVID-19” – còn gọi là "Long COVID-19”.
Ngày 4/8, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể tăng gấp đôi lên 200.000 ca/ngày vào mùa thu tới trong bối cảnh số người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn ở mức cao.
Nỗ lực thúc đẩy triển khai tiêm vaccine COVID-19 đã tạo ra một nền kinh tế đặc thù, mang lại nhiều lợi ích riêng cho những người có chứng nhận chích ngừa.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 4/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 200.528.039 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.264.425 ca tử vong.
Theo báo cáo của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, biến thể Delta lây lan nhanh khiến tỷ lệ dân số có kháng thể cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng bị nâng lên trên 80% hoặc gần 90%.