Hàn Quốc vẫn đang trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan trên diện rộng. Số ca mắc mới Covid-19 ở nước này đang duy trì dưới mức 400 nghìn ca trong ngày thứ tư liên tiếp trong bối cảnh dần nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin chính thức của Trung Quốc tối 26/3 xác nhận toàn bộ 132 người trên máy bay gặp nạn ngày 21/3 vừa qua đã thiệt mạng.
Khẳng định lại sự đoàn kết, tăng cường an ninh sườn phía Ðông và hỗ trợ đối tác là những điểm nhấn trong tuyên bố chung của NATO tại Hội nghị cấp cao vừa diễn ra tại Bỉ. Một loạt động thái được NATO đưa ra nhằm vực dậy niềm tin của các thành viên và xác lập lại vị thế của liên minh quân sự trước những thay đổi của môi trường an ninh tại châu Âu.
Theo hãng tin Reuters, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết Ukraine và Nga đã đạt thỏa thuận thiết lập 10 hành lang nhân đạo trong ngày 26/3 để sơ tán dân thường khỏi các điểm nóng giao tranh tại các thị trấn và thành phố của Ukraine.
Giới chức y tế Mỹ kêu gọi thận trọng trước dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, còn gọi là "Omicron tàng hình”, trong bối cảnh số ca nhiễm dòng phụ mới nhất của Omicron tăng mạnh tại Mỹ và một số khu vực trên thế giới.
Theo hãng tin Interfax, ngày 25/3, trưởng đoàn đàm phán của Nga Vladimir Medinsky cho biết Nga đang tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện trong các cuộc đàm phán với Ukraine.
Các chuyên gia cho rằng xu thế trong những năm 2020 có thể là phi toàn cầu hóa khi nhiều quốc gia cảm thấy cần phải từ bỏ lợi ích của việc phụ thuộc lẫn nhau để trở nên tự chủ hơn.
Khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường đáng kể lực lượng ở phía đông nhằm đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine, Thủ tướng Jonas Gahr Støre nói rằng việc tăng cường hiện diện của liên minh này ở Na Uy không phải là một lựa chọn.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 24/3, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) quyết định sẽ tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 4 để tăng cường khả năng miễn dịch cho người dân.
Nhà vận hành đường ống dẫn dầu của Nga cho biết việc tìm kiếm thiết bị thay thế, vận hành gặp khó khăn hơn.
Sáng 24-3 (giờ địa phương), lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhóm họp bất thường ở thủ đô Brussels, Bỉ với chương trình nghị sự xoay quanh việc củng cố an ninh và tình hình tại Ukraine, theo CNN.
Liên minh châu Âu (EU) đang đánh giá lại tất cả các kịch bản về cung-cầu, trong đó có tình huống Nga dừng bơm khí đốt sang EU từ mùa đông tới.
Ngày 23/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 thành viên đã không thể thông qua một nghị quyết về tình hình nhân đạo ở Ukraine khi chỉ Nga và Trung Quốc bỏ phiếu ủng hộ, trong khi 13 thành viên còn lại bỏ phiếu trắng. Do vậy, nghị quyết do Nga đệ trình đã bị bác bỏ.
Ngày 22/3, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nêu rõ, việc chuyển vũ khí, khí tài quân sự và đưa lính đánh thuê tới Ukraine là những chính sách hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới an ninh châu Âu và toàn cầu.
Theo kế hoạch, ngày 23/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), để tham dự các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao khác. Sau đó, Tổng thống Biden dự định đến Ba Lan, nước đồng minh có chung biên giới với Ukraine.