Rạng sáng 26-7 đã xảy ra một vụ tấn công bằng dao tại một cơ sở dành cho người khuyết tật tại thành phố Sagamihara thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ít nhất 19 người thiệt mạng và gần 30 người bị thương, trong đó có 20 người bị thương nặng.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á hôm nay ra tuyên bố chung nhưng không nhắc đến Trung Quốc hay phán quyết từ Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò".
Reuters cho biết, chiều 24-7, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã bế mạc tại Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Một tay súng đã nã đạn tại trung tâm mua sắm đông đúc ở thành phố Mu-ních, miền Nam nước Đức, làm 9 người chết, ít nhất 16 người bị thương, trước khi tự sát...
Cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã chính thức khởi động với cuộc bỏ phiếu kín đầu tiên của 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đối với 12 ứng cử viên, diễn ra ngày 21-7. Mặc dù kết quả cuộc bỏ phiếu kín chưa nói lên điều gì, nhưng sẽ giúp các ứng viên định hình được vị thế của mình trong cuộc tranh cử hứa hẹn nhiều gay cấn này...
Trao đổi với phóng viên TTXVN, GS G.Hi-rô-hi-đê, chuyên gia về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Á - Phi, thuộc Trường đại học Ngoại ngữ Tô-ki-ô (Nhật Bản) cho rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện của Phi-li-pin đối với Trung Quốc liên quan các tranh chấp tại Biển Đông mang ý nghĩa lịch sử quan trọng. Theo ông, phán quyết đã bám sát luật pháp quốc tế và được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử và hiện trạng Biển Đông.
Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, châu Âu bị rúng động bởi 2 vụ tấn công gây nhiều thương vong. Trong khi dư luận chưa hết bàng hoàng trước vụ tấn công kinh hoàng tối 14-7 ở thành phố biển Nít-xơ, miền Nam nước Pháp khiến ít nhất 84 người thiệt mạng, đêm 18-7, lại xảy ra một vụ tấn công bằng rìu và dao trên tàu chở khách ở bang Ba-va-ri-a, miền Nam nước Đức khiến 4 người bị thương nặng. Điểm chung của 2 vụ tấn công kể trên là chúng đều được thực hiện bởi những “con sói cô độc” và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đều lên tiếng nhận trách nhiệm. Sống chung với lũ?
Ngày 20/7, tỷ phú Donald Trump đã chính thức được đảng Cộng hòa đề cử là ứng viên Tổng thống Mỹ năm 2016.
Trong vòng 50 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua nhiều cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính, gây ra hàng loạt xáo trộn trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước này, trong đó có 4 lần chính quyền đương nhiệm bị lật đổ vào các năm 1960, 1971, 1980 và 1997.
Theo phóng viên TTXVN tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ngày 16/7 tại trụ sở Bộ Ngoại giao CHDCND Lào ở thủ đô Vientiane đã diễn ra cuộc họp báo, trong đó bên cạnh việc thông báo công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 49 và các hội nghị liên quan, phía CHDCND Lào còn công bố quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông.
Trong lúc những chiếc xe cơ giới của quân đội gầm rú ở Ankara và Istanbul thì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang đi nghỉ ở một thành phố bên bờ Địa Trung Hải.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua kêu gọi Mỹ tham gia trừng trị người ông cho là đứng đằng sau âm mưu đảo chính làm hơn 200 người chết.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/7 tuyên bố đã chiếm quyền và rằng một số nhà lãnh đạo dân sự đang bị quản thúc sau khi các xe tăng bất ngờ tấn công vào tòa nhà quốc hội, trực thăng bay rợp trời thủ đô Ankara. Tuy nhiên, giới chức dân sự nói âm mưu đảo chính đã bị đẩy lùi.
Hình thức tấn công khủng bố bằng xe tải đã được phiến quân IS vạch ra và áp dụng ngày càng nhiều trong những vụ khủng bố gần đây.
Là con gái của một mục sư, trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của đảng Bảo thủ, giữ chức Bộ trưởng Nội vụ lâu nhất trong nửa thế kỷ tại Anh trước khi đặt chân tới tòa nhà số 10 phố Downing và ngồi lên chiếc ghế Thủ tướng, bà Theresa May được kỳ vọng sẽ trở thành hậu duệ xuất sắc của “bà đầm thép” Margaret Thatcher, dẫn dắt nước Anh tiến xa trong thời kỳ hậu Brexit
(HBĐT) - Chiều 12/7 (theo giờ Việt Nam), Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông.
Tòa trọng tài quốc tế tại La Hay, Hà Lan ngày 12/7 đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, trong đó tòa khẳng định yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Nhật Bản ngày 12-7 bỏ lệnh sơ tán tại nhiều khu vực ở Fukushima được duy trì từ sau sự cố hạt nhân do thảm họa động đất sóng thần tháng 3-2011, cho phép hơn 10.000 người trở về thành phố quê nhà.
Tiến sĩ Rô-han Gu-na-rát-na (Rohan Gunaratna), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm chính trị và khủng bố thuộc Đại học Công nghệ Nanyang - Xin-ga-po cho biết, những phần tử khủng bố người Ma-lai-xi-a ở Phi-líp-pin đã thành lập một tiểu đoàn nhập cư (Katibah Al-Muhajir) nhằm lôi kéo những người ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gia nhập tổ chức này.
Trong bối cảnh cuộc nội chiến và cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Xy-ri chưa biết bao giờ mới đi đến hồi kết, tình hình viện trợ nhân đạo vấp phải nhiều chướng ngại, hàng chục nghìn dân thường Xy-ri đang phải đối mặt với nạn đói và một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
Theo Tân Hoa xã và Roi-tơ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki Mun lên án việc I-xra-en thông qua kế hoạch xây dựng 800 nhà định cư mới ở trong và chung quanh Giê-ru-xa-lem. Tổng Thư ký bày tỏ thất vọng khi I-xra-en thông qua kế hoạch nêu trên chỉ vài ngày sau khi nhóm Bộ tứ về hòa bình Trung Đông hối thúc Ten A-víp ngừng hoạt động xây dựng khu định cư.
Thế giới đã chứng kiến những biến động trong nửa đầu năm 2016. Trong khi cả châu Âu đã bị sốc với quyết định nhất trí "ly hôn" EU của cử tri Anh trong cuộc trưng cầu dân ý thì người Mỹ choáng váng và sửng sốt khi ứng viên tổng thống gây nhiều tranh cãi Donald Trump cầm chắc tấm vé ứng cử tổng thống của đảng Cộng hòa.
Băng-la Đét kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Đây là tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Băng-la Đét Sây-khơ Ha-xi-na (Sheikh Hasina) đưa ra ngày 2-7 sau khi các lực lượng an ninh thực hiện thành công chiến dịch giải cứu con tin tại một nhà hàng ở thủ đô Đắc-ca.
Chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm 2016, ASEAN và Ấn Độ đã triển khai 30 trên tổng số 130 dòng hành động (chiếm 23%) trong kế hoạch hành động ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2016-2020. Trong đó, có 13 hoạt động trong lĩnh vực chính trị an ninh, 10 hoạt động về hợp tác kinh tế, bốn hoạt động về văn hóa-xã hội và ba hoạt động hợp tác xuyên ngành.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa diễn ra ở Brúc-xen (Bỉ), EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí sẽ thiết lập chiến lược phòng thủ mới nhằm đối phó với tác động từ việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Tuy nhiên, nan giải là chiến lược mới phòng thủ mới này có nguy cơ bị “phủ bóng” bởi chính Brexit, theo đánh giá của các nhà phân tích...