Virus SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành khắp các châu lục với những biến thể mới ngày càng nguy hiểm hơn. Trong bối cảnh việc sản xuất và phân phối vaccine toàn cầu vấp phải nhiều thách thức, nhiều quốc gia kỳ vọng thuốc đặc trị sẽ là công cụ hiệu quả trong tiến trình đẩy lùi đại dịch.
Theo số liệu do Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu công bố ngày 2/8, châu lục này đã ghi nhận 60.093.393 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.220.486 trường hợp tử vong.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 2/8, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết kịch bản tồi tệ nhất về số ca mắc COVID-19 đã không xảy ra tại quốc gia này.
Tàu Ocean Viking, tàu cứu hộ của Tổ chức phi chính phủ SOS Méditerranée ở Địa Trung Hải, đã giải cứu gần 200 người di cư trên các thuyền gặp nạn ở ngoài khơi Libya.
Ngày 29/7, giới chức Mỹ xác nhận, hai người chết và 30 người phải nhập viện sau khi xảy ra vụ rò rỉ hóa chất tại một nhà máy ở thành phố La Porte, gần Vịnh Mexico thuộc bang Texas. Hai nạn nhân chết trong vụ việc là các nhà thầu của nhà máy, trong khi 30 công nhân bị ngộ độc đã được đưa tới các bệnh viện địa phương chữa trị.
Sáng 28/7, ít nhất 18 người đã thiệt mạng và 10 người bị thương sau khi 1 xe tải chạy quá tốc độ đâm vào 1 xe buýt 2 tầng chở quá tải trọng ở bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ.
Công ty dược phẩm Shionogi của Nhật Bản thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 thuốc điều trị Covid-19. Shionogi cho biết, loại thuốc này có thể nhanh chóng giảm số lượng virus trong cơ thể người bệnh và ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng lâm sàng như sốt hay khó thở, nếu người bệnh được kê đơn ngay sau khi phát hiện nhiễm Covid-19.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 450.000 ca nhiễm và 7.268 ca tử vong. Indonesia vượt qua tất cả các điểm nóng khác trở thành nước có số ca lây nhiễm và tử vong mới cao nhất thế giới.
Ngày 26/7, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức triển khai "hộ chiếu" vaccine ngừa COVID-19.
Sau những khó khăn kéo dài vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 21 năm. Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại, biến thể Delta sẽ gây ra rủi ro lớn đối với triển vọng kinh tế.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 24/7, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 194.212.455 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi có thêm 574.194 ca nhiễm mới trong ngày, trong đó có trên 4,1 triệu ca tử vong.
Theo số liệu cập nhật của Worldometers đến 9 giờ sáng 24/7, thế giới ghi nhận tổng cộng 194.010.046 ca mắc và 4.159.511 ca tử vong do Covid-19. Trong đó, tổng số ca mắc Covid-19 tại châu Á đã vượt mốc 60 triệu.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 478.304 trường hợp mắc COVID-19 và 6.522 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 193,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,15 triệu người không qua khỏi.
Đề nghị đàm phán lại để tìm kiếm một thỏa thuận mới về hoạt động thương mại với vùng Bắc Ireland thời hậu Brexit của Anh đã bị Liên hiệp châu Âu (EU) thẳng thừng từ chối. Ông Maros Sefcovic, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định, EU sẵn sàng tìm những giải pháp sáng tạo, trong khuôn khổ Nghị định thư Bắc Ireland, nhằm bảo đảm lợi ích cho tất cả các cộng đồng tại Bắc Ireland.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 528.000 ca bệnh COVID-19 và trên 8.200 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 193 triệu ca, trong đó trên 4,15 triệu ca tử vong.
Giới chức tỉnh Hà Nam ngày 21/7 cho biết số người thiệt mạng trong vụ lũ lụt tại tỉnh miền này đã lên 25 người, 7 người đang mất tích.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 440.000 ca nhiễm và 6.421 ca tử vong. Nước Anh có số ca nhiễm mới cao nhất thế giới ngay trong "Ngày Tự do", trong khi lây nhiễm bùng lại ở nhiều điểm nóng cũ ở châu Âu và Mỹ.
Bất chấp các nỗ lực của chính quyền nhằm ngăn chặn số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 liên tục "lập đỉnh", ngày 20/7, người dân Indonesia vẫn cầu nguyện bên ngoài các thánh đường cũng như tổ chức các sự kiện truyền thống để kỷ niệm lễ hiến sinh Eid al-Adha.
Theo số liệu do hãng tin Reuters tổng hợp, Châu Âu lần đầu tiên vượt mốc 50 triệu ca mắc COVID-19, trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca nhiễm mới hàng ngày tại châu lục này tăng mạnh
Người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal ngày 19/7 cho biết nước này đã chính thức bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ tư.
Ngày 19/7, Chính phủ Lào tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa đến 24h ngày 3/8 nhằm ngăn ngừa và kiểm soát dịch; còn Bộ Y tế Campuchia thông báo có thêm 790 ca mắc mới, nâng tổng số lên 67.971 ca mắc.
Được tin mưa lớn và lũ lụt tại Bỉ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, ngày 18/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi đến Thủ tướng Vương quốc Bỉ Alexander De Croo.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) thông báo, vào 20h56 ngày 17/7 giờ GMT (khoảng 3h56 ngày 18/7 giờ Hà Nội), một trận động đất có độ lớn 6,1 đã làm rung chuyển khu vực cách bán đảo Punta Burica của Panama 130 km về phía Nam.
Theo trang thống kê worldometers.info, số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã tiến sát mốc 190 triệu người.
Vaccine COVID-19 đang được chuyển tới châu Á ngày càng nhiều khi châu lục này phải chiến đấu với làn sóng dịch COVID-19 mới.