Ngay cả khi hàng triệu người Mỹ chỉ ở yên trong nhà, nghiêm chỉnh tuân thủ các chỉ dẫn y tế, số ca tử vong do dịch COVID-19 tại nước này vẫn tăng cao, 865 ca trong ngày 31/3.
Tới 6h sáng 1/4, thế giới có trên 854.000 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trên 42.000 người tử vong. Italy, Tây Ban Nha và Mỹ tiếp tục là các điểm dịch "nóng” nhất toàn cầu, trong đó Mỹ đã vượt qua Trung Quốc về số lượng người thiệt mạng.
Ngày 30/03/2020, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua các nghị quyết theo hình thức bỏ phiếu qua văn bản. Cơ chế này được các nước thành viên HĐBA nhất trí trong bối cảnh không thể họp trực tiếp tại trụ sở LHQ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Nhiều người New York chấp nhận đi tàu điện ngầm hàng ngày để kiếm sống, bất chấp nguy cơ lây nhiễm cao ở "tâm bão" Covid-19.
Theo thống kê do Bộ Y tế Pháp công bố tối 30-3, có thêm 418 ca tử vong trong bệnh viện do Covid-19, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh xuất hiện ở nước này. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ở châu Âu đang tích cực thử nghiệm tác dụng của thuốc ngừa bệnh lao BCG đối với hệ miễn dịch để chống virus corona.
Từ 0 giờ sáng 30-3, Nga thực hiện đóng cửa biên giới đường bộ, đường sắt, đường thủy. Cụ thể, hãng tin Ria-Novosti dẫn lời Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết ông đã chỉ thị hạn chế qua lại biên giới Nga do những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Các tài liệu tương ứng đã được công bố trên trang web của chính phủ.
Ngày 30-3, Chính phủ Hoàng gia Campuchia chỉ đạo các cơ quan chức năng nhập khẩu ba triệu khẩu trang cùng năm nghìn bộ dụng cụ y tế nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thống kê của trang worldometers cho hay, tính đến 8h sáng 30/3 theo giờ Việt Nam, tổng cộng có 721.412 ca mắc COVID-19 được ghi nhận trên toàn thế giới.
Chatbot của WHO có thể trả lời được một vài câu hỏi ngay lập tức, nhằm mục đích cố gắng ngăn chặn tất cả các tin tức giả mạo lưu hành trên hệ thống ứng dụng nhắn tin này.
Tính đến 6h sáng 29/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã có 658.672 trường hợp mắc COVID-19 và 30.471 trường hợp tử vong. Trong đó, Mỹ vẫn là nước có nhiều ca nhiễm virus nhất, còn Italy dẫn đầu về số ca tử vong khi vượt ngưỡng 10.000.
Lãnh đạo của 27 nước thành viên EU vẫn chưa thống nhất được biện pháp kinh tế chung để đối phó cuộc khủng hoảng dịch bệnh ngày càng lan rộng. Trước tình hình đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và một số lãnh đạo EU cũng như các chuyên gia kinh tế kêu gọi các nước trong khu vực đồng tâm, hợp lực nhằm sớm khống chế dịch bệnh và ổn định tình hình kinh tế.
Theo số liệu mới nhất của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), số trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt ngưỡng 600.000 người.
Thế giới trong 24 giờ qua ghi nhận, chỉ sau một ngày (từ thời điểm 7 giờ 30 phút sáng 27-3) Mỹ ghi nhận thêm kỷ lục 18.793 ca mắc mới Covid-19 và 406 ca tử vong; tại Nga số ca mắc mới tăng thêm 196 người, đưa tổng số ca lên 1.036 ca. Trong khi đó, Chính phủ Pháp đã quyết định kéo dài thời hạn của lệnh hạn chế di chuyến tới ngày 15-4 do lo ngại bệnh dịch có thể bùng phát mạnh.
Đến rạng sáng 28/3, khu vực Đông Nam Á ghi nhận thêm 538 ca mắc COVID-19 và 22 người tử vong. Số ca nhiễm mới tại Indonesia tăng kỷ lục, trong khi tại Philippines, Tổng tham mưu trưởng quân đội có xét nghiệm dương tính và Bộ trưởng Quốc phòng hiện đã cách ly.
Tới sáng 27/3, thế giới đã có trên nửa triệu người nhiễm bệnh đường hô hấp cấp COVID-19, trên 23.900 người tử vong, khiến các nhà lãnh đạo thế giới phải khẩn cấp tìm kiếm giải pháp phối hợp để đương đầu với đại dịch.