Đại dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng trên toàn cầu, nhất là trong bối cảnh biến thể mới Omicron có khả năng lây nhiễm cao đang khiến số ca mắc mới tăng mạnh tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở tâm dịch châu Âu.
Ngày 18/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định phải mất thời gian dài nữa đại dịch COVID-19 mới có thể kết thúc, đồng thời bác bỏ quan điểm cho rằng biến thể Omicron không gây ra nguy cơ nào.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Bộ Y tế Cuba ngày 18/1 cho biết số ca mắc COVID-19 của nước này đã vượt mốc 1 triệu trường hợp, kể từ khi ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 hồi tháng 3/2020.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi (Y-ô-si-ma-xa Ha-i-a-si), chính sách đối ngoại của Tokyo trong thời gian tới tập trung chủ yếu vào các mục tiêu tăng cường liên minh Nhật-Mỹ, nâng cấp năng lực phòng thủ nhằm bảo đảm an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trang tin ECHO24.cz của Séc dẫn lời Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Pfizer Albert Bourla cuối tuần qua cho biết phiên bản cải tiến của vaccine ngừa COVID-19 của hãng này sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 3/2022 và hãng đang triển khai sản xuất đại trà. Vaccine mới không chỉ ngừa biến thể Omicron mà còn cả những biến thể khác.
Chuyên gia về núi lửa Wendy Stovall thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cảnh báo sẽ có thể có thêm nhiều vụ nổ núi lửa hoặc sóng thần tại Bờ Tây nước Mỹ sau vụ phun trào núi lửa ở ngoài khơi Tonga hôm 15/1 vừa qua.
Biến thể Omicron có thể đã xâm nhập vào thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc qua bưu phẩm chứa virus từ Canada.
Hàng chục tay súng đã tấn công làng Dankade ở bang Kebbi, tây bắc Nigeria, và giết hại hơn 50 người.
Chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX vừa đạt cột mốc quan trọng, với 1 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 đã được cơ chế này phân phối đến 144 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 1,8 triệu ca nhiễm mới và 3.801 ca tử vong, đưa tổng ca bệnh vượt 328 triệu và 5.557.246 ca tử vong. Ấn Độ lại thành điểm nóng lây nhiễm, trong khi giới khoa học cảnh báo nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể đáng ngại sau Omicron.
Đến sáng 16/1, thế giới có trên 325,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 5,55 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.466.802 trường hợp mắc COVID-19 và 7.187 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 322 triệu ca, trong đó trên 5,54 triệu người không qua khỏi.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.888.254 trường hợp mắc COVID-19 và 6.684 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 320 triệu ca, trong đó trên 5,53 triệu người không qua khỏi.
Theo người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù gây bệnh nhẹ hơn so với biến thể Delta song biến thể Omicron vẫn là một chủng virus nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 2,9 triệu ca mắc COVID-19 và trên 7.200 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 317 triệu ca, trong đó trên 5,52 triệu ca tử vong.