Đến sáng 2/5, thế giới có trên 513,5 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,26 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Năm nay, thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 trong bối cảnh các nước đang nỗ lực mở cửa trở lại nền kinh tế sau hơn hai năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Đã có nhiều dấu hiệu về sự phục hồi tích cực của thị trường lao động ở nhiều nước, dù Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhận định đây vẫn sẽ là một chặng đường dài, đòi hỏi những giải pháp tập trung vào con người mang tính toàn diện.
Trải qua gần 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực. Trong thời gian tới, hai bên đang đẩy mạnh hợp tác nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới, sâu sắc, thực chất và hiệu quả hơn.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27/4 đã cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi ở trẻ em trong bối cảnh nhiều hoạt động trên thế giới bị gián đoạn do dịch COVID-19 và hàng triệu người phải di cư vì xung đột.
Ngày 26/4, Đảng Cộng sản Cuba (PCC) đã tiến hành Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4, khóa VIII, dưới sự chủ trì của Bí thư thứ nhất Miguel Díaz-Canel Bermúdez và với sự tham gia của 105 Ủy viên Trung ương Đảng (tổng số 115 Ủy viên).
Ủy ban châu Âu (EC) cho phép doanh nghiệp thuộc EU thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva.
Liên hợp quốc ngày 23/4 thông báo Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky tại Ukraine vào tuần tới sau khi thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin về cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
Đến sáng 22/4, thế giới có trên 507,54 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,23 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Ngay trước khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, thị trường năng lượng toàn cầu đã phải vật lộn với vấn đề nguồn cung, trong khi chính phủ nhiều nước rốt ráo triển khai dịch chuyển năng lượng.
Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) mới đây đã nhất trí về nguyên tắc việc thành lập quỹ toàn cầu sẵn sàng cho đại dịch.
Khu vực Trung Mỹ đang là "điểm nóng” trên bản đồ di cư toàn cầu, khi số người băng qua rừng rậm Darien đầy rẫy nguy hiểm để tìm cơ hội đến Mỹ gia tăng ở mức báo động. Thực trạng u ám của bức tranh di cư cho thấy, giải quyết tận gốc vấn đề này tiếp tục là bài toán nan giải, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cộng đồng quốc tế.
Sau khi phân tích dữ liệu của 50 nghiên cứu và 1,6 triệu người, Đại học Y tế công cộng Michigan (Mỹ) cho biết, hơn 43% số bệnh nhân Covid-19 trên thế giới mắc các triệu chứng hậu Covid-19, còn gọi là hội chứng Covid kéo dài. Xét theo khu vực, châu Á có tỷ lệ bệnh nhân mắc hội chứng Covid kéo dài cao nhất, tiếp đến là châu Âu và Bắc Mỹ. Các triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi và gặp các vấn đề về trí nhớ. Theo các nhà khoa học, việc hiểu rõ các nguy cơ của hội chứng Covid kéo dài sẽ giúp các hệ thống chăm sóc y tế chuẩn bị kế hoạch ứng phó tốt hơn.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 856.000 ca mắc COVID-19 và 2.889 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 506,7 triệu ca, trong đó trên 6,23 triệu ca tử vong.
Bộ Kinh tế Nga ngày 20/4 cho biết lạm phát năm của nước này đã lên đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất kể từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó, do đồng ruble biến động khiến giá cả tăng vọt trong bối cảnh phương Tây áp đặt trừng phạt Nga.
Sau thời kỳ đen tối vì đại dịch Covid-19, nền kinh tế Mỹ đã bật tăng trở lại với mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2021, mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm.