Lương y Nguyễn Thị Minh Hằng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông Y thành phố Hòa Bình chia sẻ: Thành phố Hoà Bình có nhiều cơ quan trực thuộc ngành y tế đóng trên địa bàn và 19 trạm y tế xã, phường. Đội ngũ thầy thuốc, lương y, bác sỹ công tác trong lĩnh vực y tế lên tới hàng nghìn người. Bên cạnh các cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế còn có đội ngũ khá đông đảo các lương y mở phòng khám, bốc thuốc, điều trị bệnh tại nhà (được cơ quan có thầm quyền cấp phép theo Luật Khám, chữa bệnh).
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, tính đến ngày 22/8, toàn tỉnh có 8/10 huyện, thành phố với tổng số 21 ca mắc sốt xuất huyết (SXH). Trong đó, huyện Lạc Thủy 5 ca; Tân Lạc, Lương Sơn mỗi huyện 4 ca; TP Hòa Bình 3 ca; huyện Cao Phong 2 ca; Lạc Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi mỗi huyện 1 ca. Hiện nay là thời điểm dịch SXH bùng phát mạnh trên cả nước, bởi đây là giai đoạn cao điểm mùa mưa khiến độ ẩm không khí tăng cao, nhiều ao tù nước đọng giúp muỗi vằn sinh sôi, tác nhân gây bệnh SXH trực tiếp là virus Dengue.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khoẻ tâm thần đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc.
UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1365/UBND-NVK, ngày 15/8/2024 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý tốt hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.
Trước diễn biến của dịch đậu mùa khỉ và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, ngày 14/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh này. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát phát hiện ca nghi ngờ đậu mùa khỉ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại cơ sở y tế.
Một nghiên cứu được công bố ngày 14/8 đã tiết lộ mối liên hệ chặt chẽ giữa huyết áp cao và bệnh Alzheimer.
Trong 2 ngày 14 -15/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình tập huấn "Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh và giám sát hỗ trợ chuyên môn điều trị sốt xuất huyết". Tham dự có 40 học viên từ các cơ sở y tế trong toàn tỉnh. Trực tiếp giảng dạy tại lớp tập huấn là các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Nhi Trung ương do bác sĩ CKII Trịnh Thị Thu Hà, Trung tâm Sơ sinh làm trưởng đoàn.
Dịch sởi đã xuất hiện và có diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, do dễ lây lan, nếu không cảnh giác sẽ có nguy cơ bùng phát dịch cao.
Trong tháng 7, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận những ca sốt xuất huyết Dengue nặng với nhiều dấu hiệu cảnh báo và biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
Ngày 6/8, tại Nhà văn hóa huyện Yên Thủy, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Yên Thủy phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I, năm 2024.
Trước tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố đang diễn biến phức tạp, Sở Y tế đã tham mưu với tỉnh và chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống để bảo đảm an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Hội Gây mê hồi sức Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Tăng cường hồi phục bệnh nhân sau phẫu thuật”. Các báo cáo chuyên môn do PGS.TS Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức Việt Nam cùng các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực gây mê hồi sức thực hiện.
Bệnh nhi B. Đ. K, sinh năm 2012 tại huyện Kim bôi nhập viện ngày 22/7/2024 với biểu hiện sốt nóng từng cơn, nhiệt độ cao nhất gần 40 độ C, cách 4 - 5 giờ lại lên cơn sốt kèm theo mệt mỏi nhiều, ăn kém, đau bụng âm ỉ. Các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ trẻ bị viêm phổi, thiếu máu nặng và theo dõi sốt xuất huyết. Tuy nhiên, lãnh đạo khoa cùng các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất điều trị hướng đến bệnh xoắn khuẩn vàng da trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm do nghi ngờ nhiều đến căn bệnh này.
Theo các bác sĩ, rất nhiều phụ huynh bỏ qua và đánh giá thấp bệnh viêm tai giữa của trẻ nhỏ, thế nhưng đây là một trong những gánh nặng của căn bệnh nhiễm phế cầu gây ra. Hơn 80% trẻ mắc viêm tai giữa cấp trước 5 tuổi và 65% sẽ mắc tái đi tái lại. Phế cầu và Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi) là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất.
Trong năm 2023, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ < 1 tuổi và một số loại vắc xin khác không đạt chỉ tiêu đề ra do thiếu hụt vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR). Năm 2024, để đảm bảo tỷ lệ và nâng cao chất lượng tiêm chủng các loại vắc xin trong CTTCMR, khống chế hiệu quả các bệnh truyền nhiễm có vắc xin bảo vệ ở trẻ em; bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh trên địa bàn, tỉnh tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng năm 2024 và những năm tiếp theo.