Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể do nuôi dưỡng không tốt và cũng có thể là hậu quả của một bệnh nhiễm khuẩn, và rồi lại có thể mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác. Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, C - những vitamin này có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, miễn nhiễm, chống ôxy hoá, phát triển tế bào biểu mô, hậu quả là chức năng bảo vệ của da và niêm mạc bị giảm sút, trẻ dễ bị quáng gà, khô mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ mắc sởi. Bình thường, độ toan dạ dày của trẻ vốn đã thấp (pH dạ dày của trẻ bú mẹ dao động trong khoảng 3,8-5,8) nay càng thấp hơn do đó trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, sống phân, tiêu chảy.
Tiềm năng chẩn đoán của nước bọt (nước miếng) là rất lớn, từ các bệnh lý vùng miệng như sâu răng và nha chu cho đến các bệnh toàn thân như bệnh di truyền, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa hay ung thư.
Việt Nam là một trong hai quốc gia có lượng đậu nành tiêu thụ lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, với thói quen sử dụng sữa đậu nành bán rong trên đường phố, không ít người tiêu dùng đang… đùa với sức khỏe của mình.
Xơ não tuỷ rải rác (XNTRR) là bệnh gây tổn thương hệ thần kinh từng đợt, cuối cùng bệnh nhân bị tàn phế. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, người ta cho rằng các yếu tố: tự miễn dịch, sự mẫn cảm gen, nhiễm virut có vai trò quan trọng gây bệnh. Người trẻ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao.
(HBĐT) - Bệnh thiếu máu di truyền (Thalassemia) là bệnh bẩm sinh di truyền với những biểu hiện như thiếu máu từ nhỏ, nước tiểu sẫm màu, trẻ mắc bệnh thường thấp còi hơn những trẻ khác, gương mặt huyết tán rõ (mũi tẹt, trán dô, răng vô), bụng to dần, lách to. Thalassemia là bệnh về gene nên biện pháp chữa trị duy nhất là truyền máu và thải sắt.
Đến thời điểm này, cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều đã xuất hiện bệnh nhân tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả. Các cơ quan chức năng đã có những biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu người dân còn thiếu kiến thức về bệnh cũng như ý thức kém trong vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống phòng bệnh thì bệnh tả sẽ sớm quay trở lại.
Cuộc sống hiện đại khi mà hàng ngày hàng giờ con người luôn tiếp xúc với các thông tin mới mẻ và máy vi tính đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, một tiện ích thông minh trong việc nối kết toàn cầu thì công việc của con người ngày một trở nên thuận tiện hơn. Nhưng cũng từ đây con người lại đang đối mặt với những căn bệnh do thế giới văn minh đem lại.
Nguy cơ tử vong ở những người đột quỵ do tắc động mạch não có thể lên tới 90% nếu không được điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể qua khỏi cơn nguy kịch nhưng lại phải gánh chịu di chứng nặng nề. Điều đáng lưu tâm là hiện nay, tắc động mạch não không chỉ thường thấy ở người cao tuổi mà xu hướng trẻ hóa bệnh đang ngày một gia tăng. Một phương pháp điều trị mới đang được ứng dụng tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai trở thành hy vọng cho người bệnh và mang đến một cách nhìn mới cho các thầy thuốc trước căn bệnh này.
Dị ứng thức ăn là triệu chứng của việc hệ miễn dịch phản ứng do ăn phải những thực phẩm không hợp với cơ thể. Khi xảy ra dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra các kháng thể như kháng thể globulin E (GLE) để chống lại những tác nhân gây ra dị ứng. Kháng thể Gle cùng với hệ thống miễn dịch tiết ra chất hóa học được gọi là histamin đi vào trong máu. Nó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở, và thậm chí là gây sốc.
Đây là kết quả điều tra được Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội công bố ngày 5/4 thực hiện trên nhóm trẻ em 4 - 8 tuổi ở 5 tỉnh thành gồm Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Bình, Bình Thuận và Tiền Giang tháng 3/2010.
Nhiễm virut cự bào (cytomegalovirus, viết tắt CMV) khi mang thai ít được biết đến nhưng lại khá phổ biến và thực sự tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Loại virut này ít lây nhiễm nhưng đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ. Vì thế, những phụ nữ làm công việc tiếp xúc nhiều với trẻ cần rất thận trọng. Nếu như thực hành vệ sinh đối với mọi người là cần thiết để phòng ngừa nhiễm khuẩn, trước tiên là cúm và viêm đường ruột thì đối với phụ nữ mang thai lại càng khẩn thiết. Khi mang thai, một số nhiễm khuẩn có thể nghiêm trọng không chỉ cho người mẹ mà cho cả thai và nhiễm CMV là một trong số nhiễm khuẩn cần đặc biệt quan tâm.
Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm thuốc của hoắc hương là cả cây, nhất là lá, thu hái khi trời khô ráo, loại bỏ lá sâu hay lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ 40-45oC đến khô. Có thể cất tinh dầu từ lá tươi để dùng.
Nhìn chung mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt... Trong lớp học, trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp.
Một công trình nghiên cứu của Trường đại học Michigan, Hoa Kỳ, đã cho biết một số thông tin đáng ngạc nhiên về các loại đậu cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng. Từ lâu, các loại đậu vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, và vì thế mà chúng được xếp vào nhóm thực phẩm gây béo. Tuy nhiên, sau khi được nghiên cứu kỹ càng hơn, quan điểm này đã thay đổi.
(HBĐT) - Bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng dễ nảy sinh nhiều loại bệnh, nhất là các bệnh lây qua đường tiêu hoá như tiêu chảy, tả, lỵ thương hàn…; các bệnh lây truyền qua vectơ như viêm não vi rút, sốt xuất huyết, các bệnh về đường hô hấp, có những bệnh trước chỉ xuất hiện vào mùa đông xuân nhưng nay có cả ở mùa hè như cúm A H1N1, H5N1. Mùa hè cũng là mùa dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh tăng cao.