Bạn nhận ra rằng mình nên giảm cân và làm một cuộc “cách mạng” ăn kiêng? Tuy nhiên, bạn có thể giảm cân mà không cần phải ăn kiêng.

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 100 nạn nhân chất độc da cam

(HBĐT) - Thiết thực hưởng ứng ngày hành động vì nạn nhân chất độc da cam 10/8, ngày 29/7, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh đã phối hợp với Hội Đông y tỉnh tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 100 nạn nhân chất độc da cam của thành phố Hoà Bình, huyện Cao Phong.

Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(HBĐT) - Bệnh viện đa khoa huyện Đà Bắc hiện có 8 bác sĩ chuyên khoa, trong đó 4 bác sĩ có trình độ sau đại học. Đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ luôn phấn đấu thực hiện tốt 12 điều y đức, biểu hiện ở tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh trong đón tiếp, quá trình điều trị.

Trên 80 tỷ đồng chi khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT

(HBĐT) - Theo thông báo của BCĐ thực hiện BHYT toàn dân tỉnh, tính đến hết tháng 6, toàn tỉnh có 635.221 người tham gia BHYT (tương ứng với trên 80% dân số có thẻ BHYT).

Đối mặt dịch tay chân miệng

Cập nhật mới nhất của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 23.353 trường hợp mắc tay chân miệng (TCM) tại 49 địa phương, trong đó số tử vong đã lên đến 70 trường hợp tại 15 tỉnh/thành.

Phụ nữ Trung Quốc dùng thuốc đa thai để 'lách luật' dân số

Không ít bệnh viện tư nhân ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, cung cấp thuốc đa thai cho những phụ nữ muốn sinh nhiều con mà không vi phạm chính sách dân số của nhà nước.

Xuất cấp 100.000 liều vắcxin lở mồm long móng

Ngày 28/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định xuất cấp (không thu tiền) 100.000 liều vắcxin lở mồm long móng và 15.000 lít hóa chất khử trùng cho tỉnh Quảng Ngãi để phòng, chống dịch bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Lạc Thủy:
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

(HBĐT) - Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thuỷ hiện có 76 cán bộ, đoàn viên công đoàn. Trong đó có 5 đoàn viên trình độ trên đại học, 17 đoàn viên có trình độ đại học, cao đẳng, còn lại là trung, sơ cấp, làm việc tại 2 phòng chức năng, 2 phòng khám đa khoa khu vực. Trong những năm qua, tập thể CB-CNVC của Bệnh viện luôn đoàn kết vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thách thức trong nhiệm kỳ mới:
Quá tải bệnh viện, nặng gánh giá thuốc

"Tiếp quản" nhiệm vụ từ người tiền nhiệm với hàng loạt vấn đề ngổn ngang: giá thuốc trên trời, bệnh viện quá tải, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã tuyên bố ngay trong những ngày đầu trên cương vị mới rằng: "Bệnh viện sẽ tiến tới không còn nằm ghép".

Khi nào dùng thuốc để giảm ho?

Ho là phản xạ tự vệ tự nhiên của cơ thể để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp. Một số bệnh như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản… đều có biểu hiện triệu chứng ho. Khi điều trị những bệnh này thì ho sẽ giảm và hết. Tuy nhiên nếu ho nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần phải dùng thuốc để giảm ho. Nhưng cần lưu ý, chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm như ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng, ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản… ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.

Hà Nội: 4 ca tay chân miệng phải nằm viện

Ngày 27/7, PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, tại khoa Truyền nhiễm hiện có bốn bệnh nhi tay chân miệng phải điều trị nội trú.

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em:
Những nguy hiểm khó lường

Các nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy hiện là vấn đề y tế quan trọng trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 2 tỷ rưỡi người bị tiêu chảy, trong đó tử vong mỗi năm vì bệnh này đã giảm từ 5 triệu trước đây xuống còn khoảng 1,5 triệu người hiện nay do những tiến bộ trong điều trị cũng như do mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế.

Triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng

(HBĐT) - Ngày 27/7, Tổng cục DS – KHHGĐ phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng. Tham dự có tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ; giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viên Nhi Trung ương. Tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Y tế, chi cục DS – KHHGĐ, đại diện các xã, huyện triển khai hoạt động mô hình.

Ngộ độc ở xã Mỵ Hoà do lây nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng

(HBĐT) - Chi cục ATVSTP vừa có kết luận chính thức về nguyên nhân của vụ ngộ độc hàng loạt sau ăn cỗ cưới tại xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) hôm 16/7 vừa qua. Từ xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đã xác định ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng (có tên khoa học là Staphylococcus). Theo ông Bùi Quang Huấn – Chi cục Trưởng chi cục ATVSTP: Khi thức ăn đã bị nhiễm độc tố này, việc nấu hay hâm nóng lại cũng trở nên vô ích. Biểu hiện lâm sàng ngộ độc thức ăn do độc tố ruột của Staphylococcus xảy ra sau ăn từ 1 – 6 giờ, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, có thể tiêu chảy, sốt nhẹ, mất nước.

Trẻ kém thông minh, thấp còi nếu bị tiêu chảy, tay chân miệng

Dịch bệnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Trẻ bị tiêu chảy, tả, thương hàn... thường giảm khả năng nhận thức, có thể mất 10 điểm IQ so với bé không mắc bệnh.