Phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực kinh tế tập thể rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Bộ Công Thương đưa nhiều đề xuất mới về giá điện

Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 36/BC-BCT về Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh

Tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm (CGC) phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.

Thiết thực nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội ở huyện Tân Lạc

Từ nguồn vốn chương trình cho vay nhà ở xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ trên địa bàn huyện Tân Lạc xây mới, sửa chữa được nhà ở khang trang, ổn định cuộc sống.

Chỉ số cải cách hành chính của Công an tỉnh đạt 92,35%

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân, Công an tỉnh đã triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an về phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Tiếp tục gỡ khó giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2023, tỉnh Hòa Bình được phân bổ 10.090 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước theo Quyết định số 1513 của Thủ tướng Chính phủ; 10.220 tỷ đồng theo Nghị quyết HĐND tỉnh. Đến hết tháng 12/2023, toàn tỉnh chỉ giải ngân được trên 2.800 tỷ đồng, đạt 28%, thuộc nhóm có tỷ lệ giải ngân thấp nhất cả nước. Đây là năm thứ hai Hòa Bình không hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, gây áp lực không nhỏ cho công tác đầu tư công năm 2024. Chính vì vậy, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công rất cần sự chỉ đạo quyết liệt, sự phối hợp của nhiều sở, ngành, địa phương và quyết tâm thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện.

Tạo thêm động lực cho doanh nghiệp vượt khó

Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tập trung cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp (DN), HTX mới thành lập mới… Đó là mục tiêu UBND tỉnh đặt ra nhằm củng cố niềm tin và tạo thêm động lực cho DN vượt qua khó khăn, tiếp tục phục hồi và phát triển.

Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024

Sáng 8/3, đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ 5, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá nhiệm vụ năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Trên 700 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 1 trong 4 chương trình tín dụng có dư nợ lớn nhất trong các chương trình mà chi nhánh đang quản lý. Đến hết tháng 2/2024, dư nợ chương trình tín dụng này đạt trên 701 tỷ đồng với gần 16,8 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Trên 5,7 nghìn lượt hộ dân được vay vốn chính sách

Trong 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 5.740 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Doanh số cho vay đạt trên 269 tỷ đồng, tập trung vào các chương trình tín dụng: giải quyết việc làm (72,5 tỷ đồng), hộ nghèo (50,1 tỷ đồng), hộ cận nghèo (43,7 tỷ đồng), hộ mới thoát nghèo (25 tỷ đồng), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (28 tỷ đồng).

Huyện Mai Châu huy động tiết kiệm để tăng vốn chính sách

Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mai Châu đã thực hiện các giải pháp linh hoạt trong huy động vốn tiết kiệm trong cộng đồng dân cư. Qua đó giúp tăng nguồn vốn để bổ sung cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Phát huy vai trò các tổ chức nhận uỷ thác vốn chính sách

Những năm qua, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Hoạt động ủy thác cho vay đã phát huy tối đa hiệu quả, giúp nhiều người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện trên 767.900 triệu đồng

Đến hết tháng 2/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 767.936 triệu đồng, bằng 19% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 13% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và bằng 139% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 699.172 triệu đồng, bằng 19% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 13% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất nhập khẩu ước đạt 56.964 triệu đồng, bằng 22% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Xã Mường Chiềng vượt khó xây dựng nông thôn mới

Đến hết năm 2019, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) hoàn thành 19/19 tiêu chí, cán đích nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, năm 2020, xã Mường Tuổng (cũ) sáp nhập vào xã Mường Chiềng, qua rà soát, số tiêu chí NTM mới đạt 12 tiêu chí.

Huyện Yên Thủy chủ động các phương án chống hạn cho cây trồng vụ xuân

Là một trong những địa phương thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước sản xuất nên ngay từ đầu vụ chiêm xuân 2024, huyện Yên Thủy đã triển khai linh hoạt nhiều biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo nguồn nước dự phòng, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Qua đó nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết đến đời sống và sản xuất của người dân.