(HBĐT) - Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 176/NQ-HĐND, ngày 29/8/2022 về việc phân bổ dự toán kinh phí sự nghiệp ngân sách T.Ư năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết số 13 về xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã

(HBĐT) - Ngày 29/5/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) chuyển biến tích cực về chất và lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, tận dụng được tiềm năng phát triển, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của KTTT, HTX trong nền kinh tế của tỉnh.

Triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(HBĐT) - Ngày 8/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai và quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH T.Ư Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 28/1/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Tổng kết 20 năm thực hiện tín dụng chính sách 

(HBĐT) - Sáng 8/9, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định số 78) trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và điểm cầu các huyện.

Tỏi tía - sản vật vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - Tỏi tía Mai Châu (tỏi Noong Luông) vừa lọt Top 100 đặc sản quà tặng của Việt Nam (2021 - 2022) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố mới đây trong hành trình tìm kiếm, quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam. Các sản phẩm, món ăn khi lọt Top 100 được công bố, giới thiệu trên cổng thông tin điện tử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), Top Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục người Việt toàn cầu (VietWorld), trên các kênh truyền thông thuộc hệ thống kỷ lục Việt Nam, mở ra cơ hội rất lớn để quảng bá hình ảnh món ăn, đặc sản, giá trị ẩm thực Việt Nam trong và ngoài nước.

Agribank chi nhánh huyện Lạc Thủy ra quân phủ sóng VIETQR

(HBĐT) - Nhằm phát triển và gia tăng thêm nhiều tiện ích dịch vụ hiện đại đến khách hàng, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Lạc Thủy (Agribank chi nhánh huyện Lạc Thủy) vừa tổ chức lễ ra quân phủ sóng, giới thiệu VIETQR trên địa bàn.

Cảnh báo “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” của Công ty Nhật Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư

(HBĐT) - Thực hiện Công văn số 7327/VPUBND-KTTH, ngày 30/8/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về xử lý nội dung liên quan đến Công ty CP đầu tư thương mại bất động sản (BĐS) Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế (ANKT), an ninh trật tự (ANTT), Sở TT&TT có Văn bản số 1482/STTTT-TTBCXB, ngày 6/9/2022 đề nghị các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Phòng VH-TT, Trung tâm VH-TT&TT các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, doanh nghiệp thông tin liên quan đến Công ty Nhật Nam có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh; nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài sản, tránh gây thiệt hại về kinh tế, phức tạp về ANKT, ANTT bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.

Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 3.540 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, đến hết tháng 8/2022, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước đạt 3.540 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 3.291 tỷ đồng, bằng 92% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 54% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất nhập khẩu ước đạt 248,7 tỷ đồng, bằng 79% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và so chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Bên cạnh đó, thu ngân sách địa phương ước thực hiện đạt 11.287,2 tỷ đồng, bằng 94% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và 78% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Dấu ấn nguồn vốn chính sách ở vùng đất khó Đà Bắc

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, điều kiện phát triển KT-XH còn nhiều khó khăn và hiện cũng là huyện nghèo duy nhất của tỉnh. Do vậy, trong nhiều năm qua, hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng nguồn vốn phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Nguồn vốn ưu đãi được xem là động lực, "người bạn đồng hành" với người dân trên vùng đất khó này.

“Cánh tay nối dài” của tín dụng chính sách

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh được triển khai đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp các hộ vươn lên phát triển kinh tế. Có được kết quả đó là đóng góp không nhỏ của đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Họ chính là "cánh tay nối dài” luôn sát cánh cùng hộ vay trong quá trình sử dụng vốn. Nhờ các tổ trưởng tổ TK&VV mà việc cho vay, thu nợ, giám sát sử dụng vốn được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng chương trình cho vay tín dụng chính sách.

Đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19

(HBĐT) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã chủ động triển khai một số giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của đại dịch theo chỉ đạo từ Chính phủ, NHCSXH Việt Nam.

KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÒA BÌNH (2002 - 2022)
Tín dụng chính sách - “đòn bẩy” giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc, với dân số trên 85 vạn người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 74%. Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt là việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, Hòa Bình đã có những bước tiến mạnh mẽ, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên. 

Thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023

(HBĐT) - Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 175/NQ-HĐND, ngày 29/8/2022 về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023 tỉnh Hoà Bình.

Điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 ở một số địa phương

Liên quan đến việc điều chỉnh vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Chính phủ đã giao cho Hà Nội khoảng 8.400 tỷ đồng, Hưng Yên hơn 3.700 tỷ đồng, Bắc Ninh hơn trên 2.400 tỷ đồng và hơn 10.000 tỷ đồng cho TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương 4.200 tỷ đồng, Long An 1.397 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng. Đây chính là số tiền đang dự kiến cho các công trình giao thông và đường Vành đai 3, Vành đai 4.

Mở hướng phát triển kinh tế ở vùng cao Trung Thành

(HBĐT) - Bao đời nay người dân xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc) sống bằng nông nghiệp với nghề trồng lúa, ngô, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong mấy năm gần đây, cây ngô ngày càng "thất thế” bởi giá thành thấp, chi phí đầu tư phân bón, nhân công tăng, giao thông cách trở, thời tiết khắc nghiệt, năng suất thấp. Diện tích cây chè không tăng nhiều bởi nguồn tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương. Phần lớn diện tích đất của xã là rừng phòng hộ nên việc phát triển trồng rừng và chăn nuôi hạn chế.

DHome Yên Thủy: Dự án hình thành bộ mặt đô thị mới tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân huyện Yên Thủy và các vùng lân cận, tăng hiệu quả sử dụng đất, hình thành bộ mặt đô thị mới, dự án DHome Yên Thủy mang đến cơ hội an cư, đầu tư ngay trung tâm thị trấn Hàng Trạm, Hòa Bình.   

Đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (TTTĐKDTM). Điều này không chỉ giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, minh bạch hóa các giao dịch mà còn đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện.

Giúp đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc thoát nghèo

(HBĐT) - Hiện nay, Đà Bắc còn là huyện nghèo duy nhất của tỉnh, có 17/17 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Huyện có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm khoảng 90% dân số, trong đó, dân tộc Tày chiếm gần 42%, dân tộc Mường trên 33% và các dân tộc khác.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA

(HBĐT) - UBND tỉnh có Công văn số 1466/UBND-KTN, ngày 23/8/2022 về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA.

Huyện Lạc Thuỷ thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp

(HBĐT)- Được xác định là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ tăng cường hỗ trợ chủ đầu tư các cụm công nghiệp (CCN) và nhà đầu tư thứ cấp trong giải phóng mặt bằng (GPMB), thủ tục hành chính... Nhờ đó, việc triển khai các CCN trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Hiện, các CCN đẩy mạnh công tác GPMB, thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng nhà máy.

Một số kết quả phát triển KT - XH nổi bật 6 tháng đầu năm 2022

(HBĐT) - Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 5,13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,63%; công nghiệp - xây dựng tăng 6,17% (riêng công nghiêp tăng 7,44%); dịch vụ tăng 7,32%; thuế sản phẩm giảm 11,45%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 18,98%; công nghiệp - xây dựng 44,34%; dịch vụ 32,31%; thuế sản phẩm 4,37%.

Mở rộng thị trường mặt hàng xuất khẩu

(HBĐT) - Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, một số thị trường xuất khẩu của tỉnh không còn tình trạng "đóng băng” và gần như đã trở về trạng thái bình thường. Qua đó hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) có sự chuyển động tích cực, tạo đà thiết lập dấu mốc mới trong năm 2022, nhất là việc mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững

(HBĐT) - Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh đã được khẳng định. Chất lượng nông sản cũng như hiệu quả kinh tế đều tăng. Từ những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tạo cho tỉnh bản đồ nông sản phong phú, đa dạng, mang đặc trưng riêng của từng địa phương.

Chuyển mình mạnh mẽ vùng cửa ngõ Thủ đô

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có các tuyến đường quan trọng như đường Hồ Chí Minh, QL6, QL21 chạy qua. Thời gian qua, Lương Sơn từng bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh.

Phát sinh nhiều rào cản "làm khó" môi trường kinh doanh

Cộng đồng doanh nghiệp đang gặp nhiều rào cản trước tình trạng cơ quan quản lý muốn khôi phục lại các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, hoặc ban hành mới các chính sách, trong đó "cài cắm" những quy định bất hợp lý, gây khó khăn trong hoạt động… Nản lòng hơn nữa là sự thờ ơ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức.