(HBĐT) - Ngày 20/9/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018-2020.
(HBĐT) - Năm 2019, ngành Ngân hàng tỉnh đặt mục tiêu huy động nguồn vốn tại địa bàn tăng 15% trở lên, dư nợ tín dụng tăng trưởng 14%; nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. Đến hết năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 23.346 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2017, trong đó vốn huy động trong các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 15.049 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2017, đáp ứng 71,6 tỷ trọng vốn đầu tư cho vay.
Hành trình "Mía tím Hòa Bình" xuất khẩu sang Nhật Bản
(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2019, người dân tại các vùng trọng điểm mía tím của tỉnh đón nhận tin vui lần đầu tiên đặc sản mang thương hiệu "Mía tím Hòa Bình" cán đích thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, mía tím Hòa Bình được xuất sang Nhật Bản - thị trường yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe.
Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có tổng mức đầu tư (TMÐT) ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, khởi công năm 2007, nhưng do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến bị chậm tiến độ, "đội vốn" lên hơn 8.100 tỷ đồng. Từ năm 2013, dự án phải "đắp chiếu", trở thành đống sắt vụn nằm phơi nắng, phơi mưa. Vừa qua, Thanh tra Chính phủ (TTCP) có kết luận thanh tra về dự án, xác định việc triển khai thực hiện có nhiều sai phạm, làm tăng TMÐT, gây thất thoát vốn của Nhà nước.
(HBĐT) - Trong những ngày sản xuất nông nghiệp đầu tiên của mùa xuân năm mới Kỷ Hợi, thời tiết đã ban tặng cho người nông dân những ngày rất đẹp để bắt đầu một vụ sản xuất. Sau những cơn mưa phùn lất phất, nắng xuân bừng lên kèm theo những cơn gió mát lành khiến người người càng thêm háo hức, không khí xuống đồng rộn ràng khắp nơi.
(HBĐT) - Trong tháng 1/2019, TP Hòa Bình đã ban hành 4 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với số tiền trên 7,2 tỷ đồng. Phối hợp với chủ dự án chi trả tiền cho các hộ dân trên 5,8 tỷ đồng. Thẩm định phê duyệt phương án và thu hồi đất 3 dự án với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng, gồm dự án bến neo đậu phương tiện nổi, nhà nổi khu vực thủy điện Hòa Bình; cải tạo, nâng cấp đường giao thông xã Yên Mông đợt 2; nâng cấp, cải tạo đường Hòa Bình đợt 4.
(HBĐT) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, hầu hết các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh đã bắt tay thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh với khí thế sôi nổi, khẩn trương, hứa hẹn năm mới đầy triển vọng về phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh.
Hiện ngành nông nghiệp TP Hà Nội mới cung cấp cơ bản được mặt hàng thịt lợn, thịt gà, trứng cho thị trường; số lượng thịt bò, thủy sản, rau, củ quả, hoa quả các loại còn ở mức thấp. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tới đây Hà Nội cần tiếp tục phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) đạt năng suất, chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
(HBĐT) - Xác định thủy lợi là tiêu chí khó nhưng có tầm quan trọng trong phát triển KT-XH, tạo động lực thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), qua hơn 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bên cạnh việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông và phúc lợi xã hội, huyện Lạc Thủy đã huy động nội lực và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, bê tông hóa hệ thống kênh mương tưới, tiêu nội đồng. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi và có hiệu quả, huyện chỉ đạo các xã tích cực làm thủy lợi nội đồng, tu bổ hệ thống kênh mương; thường xuyên rà soát, kiểm tra các công trình thủy lợi bị hư hỏng do bão, lũ gây ra để tiếp tục đầu tư nâng cấp, khắc phục, sửa chữa.
(HBĐT) - Tháng 2/2019, ngành Thuế tỉnh thu ngân sách ước đạt 162,3 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm thực hiện 450 tỷ đồng, đạt 15% dự toán Chính phủ, đạt 12% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, đạt 93% so với cùng kỳ năm 2018.
(HBĐT) - Trong năm 2019, toàn tỉnh có tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được giao là 2.470,119 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh đã phân bổ và thông báo chi tiết đến từng dự án.
(HBĐT) - Doanh nghiệp xã hội (DNXH) tại địa phương là một nhóm đặc biệt của các tổ chức xã hội (dưới hình thức tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã, nhóm sản xuất hoặc doanh nghiệp tư nhân) phục vụ nhu cầu chưa được đáp ứng, tạo việc làm và thu nhập bền vững đối với những người dễ bị tổn thương, người dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ... Tại tỉnh ta, Dự án Hỗ trợ DNXH vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (Dự án SERD) do Trung tâm CSIP phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện tại 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao là Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy. Dự án đã và đang có những đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH của tỉnh.
Huyện Lạc Thủy:
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lạc Thủy đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất CN-TTCN. Giá trị sản xuất CN-TTCN ước thực hiện 137,1 tỷ đồng, đạt 24,2% kế hoạch. Một số sản phẩm chủ yếu gồm: đá 33,1 nghìn m3, đạt 23,7% kế hoạch, gạch nung 14,2 triệu viên, đạt 23,8% kế hoạch, gạch bê tông 7,2 triệu viên, đạt 24% kế hoạch.
Huyện Yên Thủy:
(HBĐT) - Năm 2018, Ngân hàng CSXH huyện Yên Thủy có doanh số cho vay đạt 97.125 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 76.160 triệu đồng.
(HBĐT) - Công trình cầu Hòa Bình 3 là dự án trọng điểm của TP Hòa Bình. Dự án được khởi công vào năm 2016 với tổng mức đầu tư gần 435 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án cầu Hòa Bình 3 đạt khối lượng thực hiện trên 260 tỷ đồng. Nhà thầu đang gấp rút triển khai các hạng mục nhằm đảm bảo hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trong năm 2019.