(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có lợi thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ phía Đông của tỉnh, trở thành cầu nối giữa đồng bằng sông Hồng với vùng Tây Bắc và là đô thị vệ tinh quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội. Cùng với đó, huyện có hệ thống giao thông thuận lợi với những tuyến huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh và gần với đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản khá phong phú... Những tiềm năng, lợi thế này là yếu tố quan trọng để huyện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển KT-XH nói chung, công nghiệp nói riêng.

Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản trong đợt dịch Covid-19 - việc làm ý nghĩa

(HBĐT) - Thời gian qua, do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước, trong tỉnh diễn biến phức tạp, nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội, có nơi phải phong tỏa. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nông sản, tác động trực tiếp đến đời sống, thu nhập của nông dân.

Hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Trong thời gian qua, do tình hình dịch Covid-19 trong nước cũng như tại tỉnh ta diễn biến hết sức phức tạp. Một số tỉnh, thành phố giáp ranh như Hà Nội, Hà Nam, đặc biệt là 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh có số ca mắc cao nhất cả nước, ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung, nhất là khu vực nông thôn.

Huyện Yên Thủy: Khoai sọ, bí xanh được mùa, mất giá

(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm 2021, với điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng, do đó, toàn huyện Yên Thủy gieo trồng được trên 7.400 ha cây trồng các loại, tăng 4,9 % so với kế hoạch, tăng 26,9% so với cùng kỳ, một số cây trồng chính: lúa 582 ha, khoai sọ gần 94 ha, bí xanh hơn 400 ha... Riêng diện tích cây bí xanh tăng gần gấp 2 lần so với diện tích năm 2018 (280 ha); năng suất ước đạt 170 tạ/ha, sản lượng trên 6.800 tấn.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa 2021 các tỉnh miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 28/5, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021, triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa và định hướng vụ đông 2021 các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng chí Lê Quốc Doanh, thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

Huyện Lạc Thủy thu hoạch trên 87% diện tích lúa chiêm xuân

(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, toàn huyện Lạc Thủy đã thu hoạch 1.350/ 1.545 ha lúa vụ chiêm xuân, đạt 87% tổng diện tích gieo trồng. Ước tính năng suất bình quân đạt khoảng 60 tạ/ha. Trong tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ chiêm xuân đạt gần 13.900 tấn, riêng sản lượng cây lúa chiếm khoảng 9.300 tấn.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ

(HBĐT) - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNNN) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, giúp ngành NN&PTNT thực hiện chiến lược CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chủ trương này, ngày 31/8/2015, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh đến năm 2020, tại Quyết định số 1604/QĐ-UBND.

Chăn nuôi gặp khó vì giá lợn và cám “ngược chiều”

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trong khi giá lợn liên tục giảm mạnh thì giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn đối với người chăn nuôi, thậm chí nguy cơ bị thua lỗ nếu hai thông số trên vẫn cứ đi "ngược chiều” như hiện nay.

Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

(HBĐT) - Thời gian qua, tái cơ cấu ngành chăn nuôi được các địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện, trong đó, tập trung phát triển nuôi vật nuôi bản địa trong chăn nuôi nông hộ, phát triển chăn nuôi công nghiệp trong các cơ sở chăn nuôi lớn. Theo số liệu thống kê đến ngày 15/5, toàn tỉnh có tổng đàn trâu 115,7 nghìn con, đàn bò 85,7 nghìn con; lợn 458,8 nghìn con; dê 51,7 nghìn con; 7,89 triệu con gia cầm. Năm 2021, người chăn nuôi tiếp tục tái đàn lợn theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng nên tổng đàn tăng khoảng 0,5% so với năm 2020.

Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh:
Đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch và sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, Công đoàn (CĐ) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh luôn bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, BTV Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đồng thời sâu sát Công đoàn cơ sở (CĐCS), nắm rõ tình hình sản xuất, hoạt động của CĐCS để chỉ đạo sát với tình hình thực tế, phù hợp với từng doanh nghiệp trong các KCN. Từ sự chỉ đạo của CĐ các KCN tỉnh, các CĐCS phối hợp với chủ doanh nghiệp thực hiện tốt công tác PCD.

Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế

Chiều 26/5 tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm "Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế”.

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đạt mốc sản lượng 250 tỷ kWh điện

(HBĐT) - Theo ông Phạm Văn Vương, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình, vào lúc 2h5p ngày 25/5, Nhà máy thủy điện Hòa Bình đạt mốc sản lượng 250 tỷ kWh điện sản xuất, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.

Kiểm tra công tác quy hoạch và xây dựng trên địa bàn huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng ngày 26/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Đà Bắc về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng và công tác quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện.

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, xúc tiến thương mại nông sản

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng lợi thế về sản xuất nông, lâm sản và thủy sản. Thị trường tiêu thụ nông sản khá thuận lợi khi gần Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng phía Bắc. Tỉnh đã xác định được 9 nhóm sản phẩm chủ lực, từ đó tập trung nguồn lực để phát triển, đến nay đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.