(HBĐT) - Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày diễn ra cuộc di dân lịch sử giải phóng lòng hồ sông Đà, đứng trước nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã nỗ lực khoác lên "tấm áo mới” cho vùng đất khó. Trẻ em tung tăng trên con đường làng đến trường, nông dân đưa máy móc vào sản xuất, những ngôi nhà khang trang mọc lên. Đó chính là thành quả sự bền bỉ vượt khó của người dân nơi đây.

Đất khó chuyển mình

(HBĐT) - Để phục vụ cho việc ngăn sông Đà, xây dựng thủy điện Hòa Bình, xã Hiền Lương (Đà Bắc) có 425 hộ với gần 4.200 nhân khẩu phải di chuyển đến nơi ở mới. Hàng trăm ha đất nông nghiệp, hàng trăm ha rừng nuôi sống người dân Hiền Lương bao đời đã chìm sâu dưới lòng hồ, nhường chỗ cho công trình thế kỷ.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Nhiều giải pháp ổn định chính sách tiền tệ nhằm phục hồi, tăng trưởng nền kinh tế

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách trọng tâm của Đảng, Nhà nước và của ngành đến các ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn. Đồng thời, chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, sẵn sàng cung ứng đủ nguồn vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Giá xăng giảm hơn 3.000 đồng mỗi lít

Giá xăng, dầu trong nước đồng loạt giảm mạnh từ 0 giờ ngày 11/7.

Giá vé máy bay liên tục tăng cao

Hiện nay, giá vé máy bay tới các thành phố du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc liên tục tăng cao, thậm chí giá thay đổi chỉ sau vài giờ.

Giá xăng dầu sẽ giảm mạnh từ 0h ngày mai (11/7)?

Theo dự kiến, từ 0h ngày 11/7, giá xăng dầu sẽ giảm rất mạnh, mỗi lít xăng có thể giảm 2.200-2.600 đồng.

Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, đảm bảo phát triển bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều giải pháp quan trọng để tăng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) qua việc tập trung khai thác nguồn thu từ đất; không ban hành các chính sách mới làm giảm thu hoặc tăng chi NSNN... Đặc biệt, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 13-CTr/TU, ngày 19/7/2017 thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về "chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững". Sau 5 năm thực hiện chương trình hành động, KT-XH của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2021, thu NSNN trên địa bàn lần đầu vượt mốc 5 nghìn tỷ đồng; thu và chi ngân sách địa phương lần đầu vượt mốc 10 nghìn tỷ đồng.

Nuôi dưỡng, tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Số thu NSNN của tỉnh đã tăng khá mạnh qua từng năm. Tuy nhiên, là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, hạ tầng KT - XH chưa phát triển; ngành nông, lâm, nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp, xây dựng có bước tăng trưởng nhanh nhưng chưa có đột phá, mũi nhọn... dẫn đến tổng số thu NSNN của Hòa Bình còn thấp, quy mô nguồn thu nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có và mới đáp ứng được hơn 30% nhu cầu chi ngân sách địa phương.

Huyện Lạc Thủy thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

(HBĐT)-Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, huyện Lạc Thủy đã, đang kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hướng tới phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.

UBND tỉnh: Họp nghe báo cáo công tác tổ chức lễ công bố huyện Lạc Thủy đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 8/7, UBND tỉnh tổ chức họp nghe báo cáo công tác tổ chức lễ công bố huyện Lạc Thủy đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đón nhận Huân chương Lao động hạng ba và cờ thi đua của Chính phủ. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia - phụ trách chương trình xây dựng NTM chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Lạc Thủy.

Phú Yên tạo đà phát triển từ kinh tế biển

Thời gian qua, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Yên tiếp tục đạt được những kết quả khả quan. Sáu tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh tăng 5,22%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,6%. Trong đó, nổi lên là ngành kinh tế thuần biển đóng góp từ 8-10% GRDP; hình thành năm khu công nghiệp tập trung ở khu vực ven biển với tổng diện tích hơn 460ha, có hơn 80 dự án đầu tư.

Hội Nông dân tỉnh triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Ngày 7/7, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 11 (khóa X), nhiệm kỳ 2018 - 2023, sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. 

Hội nghị giao lưu học tập điển hình tiên tiến tỉnh lần thứ nhất, năm 2022

(HBĐT) - Ngày 7/7, tại TP Hoà Bình, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐ-KT) tỉnh phối hợp UBND TP Hoà Bình tổ chức hội nghị giao lưu học tập điển hình tiên tiến tỉnh lần thứ nhất, năm 2022. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nội vụ, UBND TP Hoà Bình và 41 cá nhân điển hình tiên tiến đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. 

Chỉ số CPI tăng cao, hoạt động sản xuất - kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng

(HBĐT) - Sáu tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 dần được khống chế, mọi hoạt động của người dân trở lại bình thường, giao thông được thông thương, hoạt động sản xuất tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tình trạng nhiên liệu xăng, dầu, vật tư đầu vào tăng cao khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Nuôi dê ít rủi ro, hiệu quả kinh tế khá

(HBĐT) - Trong khi người chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do đầu ra bấp bênh, thiếu ổn định, giá bán ở nhiều thời điểm giảm sâu thì dê vẫn giữ giá, đầu ra thuận lợi. Nuôi dê đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị G20 thảo luận vấn đề khủng hoảng lương thực và giá hàng hóa tăng cao

Giá cả hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động lớn đến các nước đang phát triển. Với tư cách là một diễn đàn kinh tế đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới, G20 sẽ thảo luận toàn diện về các vấn đề này nhằm tìm kiếm các giải pháp kinh tế-xã hội bền vững.

Khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT)-Chỉ thị số 03, ngày 18/1/2022 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 đề ra nhiệm vụ: Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2022. Quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) ngay từ đầu năm. UBND tỉnh yêu cầu, đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn (KHV) giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% KHV giao. Tuy nhiên, đến hết tháng 6, kết quả giải ngân VĐTC của tỉnh đạt thấp so với yêu cầu.


Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt trên 1 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.004 tỷ đồng; cho trên 25 nghìn lượt khách hàng vay vốn. Đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.040 tỷ đồng, với trên 122 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Sơ kết 3 năm phối hợp thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng, ngân hàng

(HBĐT) - Ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh phối hợp Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa 2 đơn vị nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp THADS liên quan đến tín dụng, ngân hàng (TD, NH), góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội.

Huyện Lạc Sơn: Quyết liệt các giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh

(HBĐT) - Còn nửa năm để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (CSNLCT) năm 2022, huyện Lạc Sơn đang quyết liệt triển khai các giải pháp cải thiện CSNLCT, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thúc đẩy thu hút đầu tư, góp phần tạo nguồn lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Kinh tế tập thể huyện Mai Châu phục hồi sau dịch Covid-19

(HBĐT) - Dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn huyện Mai Châu. Nhiều HTX phải ngừng sản xuất do hàng hóa tồn kho, thiếu vốn sản xuất… Một số HTX phải xin giải thể, ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các chính sách hỗ trợ về xúc tiến thương mại, tư vấn, tuyên truyền thành lập mới; chính sách tín dụng tạo đòn bẩy quan trọng để khu vực KTTT huyện Mai Châu phục hồi.

Ngăn chặn tình trạng san ủi đất để phân lô bán nền

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Công văn số 1013/UBND-KTN về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo ngăn chặn việc san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối, đất nông, lâm nghiệp để phân lô, bán nền, xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh.

6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 702,6 triệu USD

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2022, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương tăng cường các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hàng xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng mạnh, ước đạt 702,626 triệu USD, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm trước, bằng 48,9% kế hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là linh kiện điện tử, may mặc, lâm sản... Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 533,459 triệu USD, tăng 5,83% so với cùng kỳ, đạt 48,63% kế hoạch năm.


Nhà thầu xây dựng gặp khó khăn khi giá vật liệu tăng cao

Thời gian qua, do giá vật liệu tăng đột biến, nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có cơ chế bù giá, điều chỉnh hợp đồng hợp lý hoặc có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ nhà thầu kịp thời nên hàng loạt doanh nghiệp đang tham gia các gói thầu đầu tư công, nhất là các gói thầu về hạ tầng kỹ thuật, đường cao tốc bắc-nam lâm vào tình cảnh khó khăn.

Sớm hoàn thiện các thể chế, chính sách để ngành dầu khí phát triển

Là một trong những doanh nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, mỗi năm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đóng góp hàng trăm nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.