(HBĐT) - Những năm qua, tận dụng tiềm năng, thế mạnh về diện tích đất đồi rộng, người dân ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) tập trung phát triển trồng rừng. Hướng đi này đem lại hiệu quả kinh tế khá, giúp bà con nâng cao thu nhập và góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 10,2% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua, tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Diễn biến thị trường tiếp tục ổn định, không có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất, đời sống.

Chính thức giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 114/2020/NĐ-CP giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.

Hội chợ thương mại - OCOP vùng Tây Bắc - Hòa Bình diễn ra từ ngày 19 - 25/11

(HBĐT) - Chiều 28/9, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại - OCOP vùng Tây Bắc - Hòa Bình năm 2020 (Hội chợ) nhằm đánh giá tiến độ chuẩn bị tổ chức Hội chợ, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Tổ chức.

Ra mắt Hợp tác xã Nông nghiệp và Thương mại Sông Đà 6

(HBĐT) - HTX Nông nghiệp và Thương mại Sông Đà 6, trụ sở tại tổ 1, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) vừa tổ chức lễ ra mắt.

Tạo sức bật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Chương trình được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025; giai đoạn II từ năm 2026 - 2030. 

Thành phố Hòa Bình: Đổi thay cuộc sống của người dân vùng lòng hồ

(HBĐT) - Năm 1979, Thủy điện Hòa Bình bắt đầu được xây dựng. Để tạo điều kiện cho công trình, hàng trăm hộ dân vùng lòng hồ đã hy sinh nhà cửa, đất đai, trong đó có người dân xã Thái Thịnh - nay thuộc xã Hòa Bình (TP Hòa Bình). Hơn 40 năm đã trôi qua, với những chính sách hỗ trợ thiết thực, đời sống của người dân vùng lòng hồ thuộc TP Hòa Bình đã có nhiều đổi thay. 

Thời cơ mới trong xuất khẩu gạo

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), tám tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 4,61 triệu tấn, trị giá hơn 2,25 tỷ USD, tăng 0,6% về khối lượng và tăng 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Sản phẩm nông nghiệp chủ lực khẳng định vị thế trên thị trường

(HBĐT) - Với việc triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, cơ chế, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT), đã tạo đòn bẩy giúp các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh khẳng định được vị thế tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của sản phẩm nông nghiệp chủ lực tăng nhanh; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, giá trị gia tăng cao. Đến năm 2020, dự kiến tốc độ tăng trưởng ngành đạt 5,6%, giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 140 triệu đồng.

Những bứt phá bước đầu về xuất, nhập khẩu

(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, tình hình xuất, nhập khẩu (XNK) của tỉnh mặc dù có thời điểm gặp khó khăn, chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan, song, kim ngạch XNK đã hoàn thành mục tiêu nghị quyết đề ra. Quy mô XNK trên tăng 3,5 lần so với năm 2012. Từ 545,5 triệu USD (năm 2015) dự kiến lên 1.907 triệu USD năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28,5%/năm. Trong đó có đóng góp lớn của xuất khẩu với tốc độ tăng bình quân 29,61%/năm. Qua đó, góp phần cán cân thương mại luôn thặng dư trong giai đoạn này.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển bền vững

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, đan xen giữa những thuận lợi và khó khăn, thách thức trước diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân. Cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã nỗ lực thực hiện với quyết tâm cao nhất đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2025

(HBĐT) - Những năm qua, trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến khó lường. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới nhiệm vụ phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phát huy truyền thống đoàn kết, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, có 18/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, tạo nền tảng để tỉnh Hòa Bình phát triển nhanh, bền vững trong những năm tiếp theo.

Thăm những khu dân cư, xóm NTM kiểu mẫu

(HBĐT) - Với mục tiêu đưa mỗi làng quê nông thôn mới (NTM) trở thành miền quê đáng sống, từ năm 2018 đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh sau khi về đích NTM đã tập trung các nguồn lực để tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí, đồng thời đẩy mạnh xây dựng các khu dân cư (KDC) NTM kiểu mẫu (KM) để tiến tới xây dựng thành công xã NTMKM, huyện NTMKM.

Vượt mức chỉ tiêu phát triển đô thị

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tỷ lệ phát triển đô thị - một trong những chỉ tiêu khó đạt của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các nhóm giải pháp cụ thể, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu này ở mức cao hơn, phát triển đô thị xanh, đô thị bền vững, gắn với quy hoạch vùng Thủ đô trong những năm tới.

Cao Phong - vùng đất Mường Thàng trù phú

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất Mường Thàng nổi tiếng là miền quê trù phú. Đi lên từ nông nghiệp nhưng với tư duy đổi mới, sự tích cực ứng dụng tiến bộ KHCN, huyện đã xây dựng thành công vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đồng thời, nông nghiệp khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Cao Phong trở thành một trong những địa phương "huyện mạnh, dân giàu" của tỉnh với bình quân thu nhập ước đạt 52 triệu đồng/người/năm 2020.

Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp với tư duy "con trâu đi trước, cái cày theo sau”, sản phẩm là lúa, ngô, khoai, sắn. Suy nghĩ đó giờ đã quá lạc hậu, bởi nông nghiệp của tỉnh hiện nay là ngành sản xuất hàng hóa, hướng tới thị trường bằng sản phẩm lợi thế. Và mục tiêu cách mạng là xây dựng nền nông nghiệp xanh, thông minh, liên kết theo chuỗi, giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) văn minh.

Sức sống mới trên quê hương Mường Động

(HBĐT) - Khép lại nhiệm kỳ 2015 - 2020 với nhiều khó khăn, thách thức bằng những kết quả, thắng lợi đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực đã mang lại niềm tin, sự phấn khởi, tin tưởng, lan tỏa trong các tầng lớp cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Kim Bôi.

Huyện vùng cao Đà Bắc nỗ lực vượt khó

(HBĐT) - Xóa tình trạng "huyện trắng” về xây dựng NTM, bài toán thoát nghèo đã từng bước tìm được lời giải khi nhiều hướng phát triển kinh tế đang khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Những sự chuyển biến tích cực đó là nhờ nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc trong hành trình vượt khó.

Huyện Lương Sơn hướng tới vùng kinh tế năng động

(HBĐT) - "Nhiệm kỳ 2015-2020 là một nhiệm kỳ thành công của Đảng bộ và Nhân dân huyện Lương Sơn, thực hiện được 2 nhiệm vụ lớn, quan trọng là xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV, về sớm hơn 1 năm so với nghị quyết của Tỉnh ủy. Với quyết tâm chính trị cao, huyện đang hành động để hướng tới mục tiêu xây dựng huyện trở thành vùng kinh tế năng động, cơ bản đạt tiêu chí thị xã vào năm 2025" - đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn khẳng định.

Huyện Lạc Thủy: Hành trình mới ở vùng kinh tế động lực

(HBĐT) - "Với quyết tâm chính trị được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động mang tính chất đột phá, Đảng bộ huyện Lạc Thủy đặt nhiều kỳ vọng vào nhiệm kỳ 2020 - 2025. Mục tiêu phấn đấu là đưa huyện vươn lên vị trí tốp đầu phát triển, tiếp tục xứng đáng nằm trong vùng động lực kinh tế tỉnh Hòa Bình” - đồng chí Bùi Văn Trường, Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy nhấn mạnh.

Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại

(HBĐT) - "Lên Hòa Bình bây giờ nhanh thật đấy. Chưa kịp chợp mắt đã đến nơi”. Nghe lời chào dí dỏm của nhóm bạn thời đại học sau nhiều năm hội ngộ mà thấy lòng vui vui. Cũng phải thôi, cái thời sinh viên mời bạn bè về quê chơi, đi chưa đến 70 cây số mà mất tới 2 tiếng rưỡi đồng hồ, bởi đường sá đông đúc, chật hẹp, thỉnh thoảng người lại giật nảy bởi những ổ gà trên mặt đường. Chả thế mà cô bạn người Hà Nội say xe lả lướt đã nói dỗi "lần sau không đi Hòa Bình nữa đâu”.

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015-2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các bộ, ngành T.Ư; sự phối hợp của các sở, ban, ngành và các địa phương, lĩnh vực công nghiệp (CN) tỉnh ta từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển đúng định hướng, đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Dòng điện quốc gia cùng người dân vượt lên đói, nghèo

(HBĐT) - Đến nay, Nhân dân ở khắp các các vùng quê trong tỉnh đều đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Có điện soi sáng đã tiếp sức cho bà con trong hành trình vượt lên đói nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Khai trương Cửa hàng Nông sản an toàn Sông Đà

(HBĐT) - Sáng 25/9, Hội Nông dân 2 tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình và HTX Nông sản xanh tổ chức khai trương cửa hàng nông sản an toàn Sông Đà tại xã Sủ ngòi (TP Hòa Bình). Dự hội nghị có các đồng chí: Thào Xuân Sùng, UVBCH T.Ư Đảng, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản - tạo sinh kế cho người dân

(HBĐT) - Tỉnh ta có trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thủy lợi, thủy điện; trong đó, lớn nhất là hồ Hòa Bình có chiều dài trên 80 km, diện tích mặt nước gần 8.900 ha, trải rộng trên địa bàn TP Hòa Bình và các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu. Trong tỉnh cũng có những sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng bè, hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo, phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên.