(HBĐT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lương Sơn hiện có trên 6.500 hội viên, sinh hoạt tại 12 tổ chức Hội trên địa bàn. Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế là một trong những chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội CCB trong huyện. Từ chương trình hỗ trợ của Hội và sự nỗ lực vươn lên của hội viên, nhiều hộ hội viên CCB đã thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
Để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu cả năm nay đạt từ 43 - 45 tỷ USD, ngành dệt may sẽ phải nỗ lực vượt qua nhiều thách thức.
Một tuần sau khi trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng từ 4% lên 5%/năm, hầu hết các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.
Đất đai là một lĩnh vực rất phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Trải qua những chặng đường lịch sử (3/10/1945 - 3/10/2022), ngành Quản lý đất đai đã từng bước lớn mạnh và trưởng thành vững chắc, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(HBĐT) - Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) tích cực hưởng ứng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2022 của tỉnh.
(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên thay đổi tư duy sản xuất, phát huy vị thế làm chủ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Qua đó, từng bước xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.
(HBĐT) - Năm 2022, huyện Lương Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ trọng
tâm theo Quyết định số 552/QĐ-UBND với 2 nhóm nhiệm vụ. Nhóm (1) nhiệm vụ các
chỉ tiêu KT-XH năm 2022 (gồm 18 chỉ tiêu, nhiệm vụ). Nhóm (2) nhiệm vụ huy động
nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng đơn vị hành chính cấp thị xã vào năm 2025 (gồm
21 chỉ tiêu, nhiệm vụ).
Quy hoạch tỉnh tầm nhìn đến năm 2050:
(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh (QHT) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, cải thiện điểm yếu, tận dụng cơ hội, đẩy lùi thách thức để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần đặc biệt quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm, thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế du lịch, công nghiệp, đô thị theo quy hoạch, lựa chọn những dự án thân thiện môi trường, phát triển bền vững, mục tiêu phải cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân - đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy lưu ý.
(HBĐT) - Cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) huyện Kim Bôi đang từng ngày khởi sắc. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã, thị trấn có trạm y tế, 100% hộ dân được sử dụng điện, 95% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, người làm nông nghiệp chật vật với bão giá đầu vào. Chi phí sản xuất tăng từ giá phân bón, thuốc trừ sâu đến nhân công. Giá nông sản, chăn nuôi xuống thấp. Đó là chưa kể thay đổi thời tiết dẫn đến sản lượng thấp. Nhưng với cách làm của bà Đỗ Thị Thướng, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) thì không lo về bài toán thất thu.
(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) mặc dù được cấp hạn mức tín dụng có nhu cầu vay vốn nhưng không dễ tiếp cận vốn ngân hàng (NH), bởi dòng vốn tín dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm ưu tiên tối đa cho hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD).
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, đối với dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, UBND tỉnh đề ra mục tiêu tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất của người dân.
(HBĐT) - Những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân; giúp hội viên nông dân (HVND), nhất là HVND nghèo tiếp cận được nguồn vốn chính sách với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD), góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tại địa phương.
(HBĐT) - Thời gian qua, mặc dù số lượng tăng, song hoạt động của hợp tác xã (HTX) vẫn còn rất nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân do nhiều HTX quy mô thành viên và quy mô vốn siêu nhỏ. Điều này gây khó khăn trong việc phát triển theo chuỗi giá trị, nhất là ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, dẫn tới nhiều HTX phải ngừng hoạt động hoặc giải thể.
(HBĐT) - Cho vay hộ nghèo là chương trình tín dụng được chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh triển khai thực hiện sớm nhất, quy mô tín dụng lớn nhất trong số các chương trình tín dụng chính sách mà chi nhánh đang thực hiện, trung bình mỗi năm tăng trưởng dư nợ đạt 5,5%.