(HBĐT) - So với 2 xã vùng sâu khác của huyện Tân Lạc là Lỗ Sơn và Do Nhân, trước đây xã Gia Mô khó khăn hơn cả về điều kiện canh tác, đời sống của người dân. Tuy nhiên hiện tại, sản xuất nông nghiệp của xã đã có bước tiến mới, mức hưởng thụ của bà con được nâng lên. Những kết quả này nhờ sự tác động không nhỏ của Dự án Giảm nghèo giai đoạn II.
(HBĐT) - Nắng xuân chan hòa, chồi non, lộc biếc, hạnh phúc lan tỏa trong từng xóm làng, đồng đất xã Ngọc Lương (Yên Thủy). Những người nông dân cần mẫn vun trồng rau màu trên cánh đồng tít tắp. Họ trồng hoa, trồng bưởi, chăn nuôi có của ăn, của để. Cắt những trái bưởi Diễn căng tròn, vàng ươm mời khách thưởng thức, ông Vũ Xuân Anh, xóm Đại Đồng, một hộ thành công từ trồng bưởi chia sẻ: Năm nay thời tiết không thuận, đầu mùa hạn nặng, tiếp đến lại mưa, năng suất bưởi - một trong những cây trồng chủ lực của Ngọc Lương bị sụt giảm. Bù lại, giá bưởi dịp áp Tết tại vườn cũng khá hơn năm ngoái, giao động từ 30.000 - 40.000 đồng/quả. Nhiều gia đình xóm Đại Đồng có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ bán bưởi quả và bưởi giống như hộ các ông: Lê Trần Trịnh, Phạm Dũng, Kiều Bá Nam...
(HBĐT) - Cách Hà Nội 38 km, sân golf Phượng Hoàng nằm trên địa bàn xã Lâm Sơn (Lương Sơn), trải rộng trên diện tích 311,7 ha. Với địa hình núi non kỳ vĩ, phong cảnh hữu tình, Phượng Hoàng đã khéo chọn cho mình địa thế đẹp. Vì vậy, nơi đây còn được ví von như “Hạ Long trên đất liền”.
(HBĐT) - Qua 8 năm vận hành chăn nuôi lợn, gà rừng theo mô hình hữu cơ, đến nay, NTC (Công ty CP Phát triển Khoa học kỹ thuật Việt Nam) có 2 cơ sở chăn nuôi chủ lực tại xã Yên Bình (Hà Nội) và Dân Hạ (Kỳ Sơn), quy mô chăn nuôi được xem là lớn nhất Việt Nam với 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng, cung cấp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho thị trường, với lợi nhuận hàng năm khoảng 40 tỷ đồng.
(HBĐT) - Bức tranh xây dựng NTM của tỉnh năm 2015 có nhiều khởi sắc với 31 xã về đích. Tỉnh được xếp thứ nhất trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc về xây dựng NTM. Để bức tranh đó sống động và đẹp đẽ có phần đóng góp không nhỏ của những người nông dân với vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay và cách làm mới, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển GT-VT của vùng, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của khu vực, rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh ta với Thủ đô Hà Nội qua tuyến đại lộ Thăng Long mở ra cơ hội phát triển đô thị dịch vụ, dọc tuyến của tỉnh ta. Với việc thành lập tổ công tác chuyên trách đặc biệt để chỉ đạo, trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đang mang lại hiệu quả tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhà đầu tư triển khai dự án bảo đảm tiến độ đề ra. Đây được coi là minh chứng tính hiệu quả của sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền tỉnh.
(HBĐT) - Mường Chiềng là một điển hình, tại đây, hệ thống đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt... luôn được Nhà nước quan tâm. Những con đường mới được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh.
(HBĐT) - Lương Sơn - vùng cửa ngõ của tỉnh đang nắm bắt những cơ hội để chuẩn bị hành trang tăng tốc cho tương lai. KCN Lương Sơn tiếp tục minh chứng cho tính đúng đắn trong định hướng thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
(HBĐT) - Xuân về, trên các sườn đồi, đất bãi trải dài màu xanh của cây mía tím. Những cây mía sẫm màu mật ngọt như nét đặc trưng của người dân vùng núi tỉnh Hòa Bình. Và cũng chẳng biết từ bao giờ, cây mía tím giống như một biểu tượng của tâm linh, của sự giao hòa đất, trời. Chính vì vậy, theo truyền thống, trong những ngày Tết, người dân thường bày cây mía tím hai bên bàn thờ cho đến hết rằm tháng giêng để mong cho một năm mới tràn đầy ngọt lành.
(HBĐT) - Việc xây dựng thương hiệu có vai trò như “chắp thêm đôi cánh” giúp nông sản vươn ra thị trường lớn và xác lập niềm tin để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn sản phẩm. Nhận thức rõ điều đó, các ngành chức năng và một số địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện hành trình “chắp cánh thương hiệu” cho các loại nông sản chủ lực của Hòa Bình. Trên chặng đầu của cuộc hành trình đầy thách thức, đã xuất hiện những “đôi cánh” đầu tiên dành cho những nông sản nổi bật nhất, có những giá trị đặc thù nhất.
(HBĐT) - Ngày 2/2, Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2015, triển khai công tác tín dụng năm 2016.
(HBĐT) - Cận Tết Nguyên đán, chúng tôi có dịp cùng đoàn cán bộ Sở GTVT đi khảo sát các tuyến đường giao thông trong tỉnh. Trải qua cung đường đang cải tạo, nâng cấp gập gềnh đôi chút, xe bon bon trên tuyến đường 433 đến các xã vùng cao huyện Đà Bắc. Đường uốn lượn trong trùng điệp vùng cao.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp lên khu tái định cư (TĐC) xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong). Con đường cheo leo bên những sườn đồi đang được bê tông hóa.
(HBĐT) - Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền và huy động sức dân, sau 5 năm (2011-2015) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Quy Mỹ (Tân Lạc) đang khoác lên mình “tấm áo mới” no ấm.
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy, tính đến hết ngày 28/1, rét đậm, rét hại đã làm 1, 8 tấn mạ trên địa bàn huyện bị chết rét, 79 ha lúa, trên 10 ha bí xanh và nhiều diện tích ngô mới gieo nguy cơ bị chết rét và ngập úng do nước mưa dồn đọng nhiều ngày.