Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.
Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.
Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.
Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.
Nhằm thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm trong tỉnh, Hội Nông dân tỉnh vừa có Công văn số 339-CV/HNDT về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) và kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát điểm thấp, yêu cầu của các tiêu chí ngày càng cao nên công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Đà Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện chung sức, đồng lòng, nỗ lực đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cách đây 10 năm, gia đình anh Vì Văn Trường ở xóm Khăm, xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà màng trên 10.000 m2 để trồng hoa ly là loài hoa đẹp, được thị trường ưa chuộng. Nhờ đó gia đình anh đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Qua số liệu về mức tiêu thụ điện toàn quốc, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho biết, sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 23/3/2024), cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 428.000 kWh (tương đương số tiền khoảng 858,9 triệu đồng).
Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân có điều kiện phát triển sản xuất và có thu nhập ổn định, đồng thời khẳng định vai trò của Hội Nông dân (HND) trong các hoạt động hỗ trợ, đồng hành với hội viên, từ đầu tháng 1/2024, HND huyện Cao Phong đã hướng dẫn HND các xã, thị trấn và hội viên xây dựng các dự án, thực hiện bình xét các hộ có nhu cầu vay vốn; phối hợp với Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh thực hiện thẩm định dự án, trình Ban Thường vụ HND tỉnh.
Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã sản xuất được trên 3,9 triệu cây giống phục vụ trồng rừng, đạt 24% kế hoạch.
Độc Lập là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của TP Hòa Bình. Bước vào hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đồng lòng, thống nhất của cả hệ thống chính trị và người dân, xã đã khoác lên mình chiếc áo mới từ sự đổi thay của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn.