Với việc xác định đúng thế mạnh của từng vùng, từng địa phương trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nông dân các địa phương trong tỉnh đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất, tiếp cận thị trường cũng như ứng dụng khoa học công nghệ để gia tăng giá trị sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Kim Lập (Kim Bôi) đã đạt 13/19 tiêu chí. Hiện cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trong xã dồn sức phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích NTM vào cuối năm 2024.
Ngày 15/6/2024, khoảng cách giữa giá vàng miếng SJC và các loại vàng khác với giá thế giới đã được thu hẹp, chỉ còn 5 triệu đồng, đây là mức chênh lệch thấp chưa từng có. Kết quả này là nhờ việc triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp quản lý, ổn định thị trường vàng từ T.Ư đến địa phương.
Với số hộ hội viên nông dân (HVND) chiếm gần 70% hộ nông nghiệp, thời gian qua, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều HVND ở xã Đông Lai (Tân Lạc) đã mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương. Đến nay, đã có hàng trăm HVND trong xã được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu, 5 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã giải ngân vốn trên 80 tỷ đồng/9 chương trình tín dụng cho 1.602 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, trong đó cho hơn 300 hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn vay vốn với tổng số tiền 17,7 tỷ đồng. Đến nay, tổng dư nợ chương trình tín dụng này đạt hơn 91 tỷ đồng, cao thứ hai trong số các chương trình tín dụng mà Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu đang quản lý.
Theo chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 5 tháng đầu năm 2024, cho vay hộ cận nghèo là 1 trong 3 chương trình tín dụng có doanh số cho vay cao nhất, với 160,2 tỷ đồng cho 2.713 lượt hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh được vay vốn.
Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần không nhỏ trong phát triển cây cam ở huyện Cao Phong. Thông qua vốn ưu đãi đã có nhiều hộ đầu tư trồng cam đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 20/6 tới, giá xăng bán lẻ tăng nhẹ, trong khi đó giá dầu diesel có thể tăng đến 3,68%.
Chiều 18/6, tiếp tục chương trình rà soát, tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương bàn về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố.
Từ ngày 16/6, đoàn công tác của tỉnh Hòa Bình do đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan và Cộng hoà Liên bang Đức. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Sở: TN&MT, GTVT, Tài chính, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh, Huyện uỷ Lương Sơn và Cao Phong. Cùng tham gia Chương trình quảng bá Việt Nam có lãnh đạo các tỉnh: Đắk Nông, Quảng Bình, Phú Yên, Ninh Thuận.
Đó là đề nghị của Cục Thuế tỉnh tại Công văn số 2763/CTHBI-NVDTPC, ngày 11/6/2024 gửi đến các sở, ngành, địa phương về việc phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác quản lý thuế.
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), huyện Đà Bắc từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, trở thành điểm sáng nổi bật khi nhìn lại 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCSXH.
Mặc dù đã vào cuối vụ nhưng diện tích mía trắng ép nước tại huyện Cao Phong mới thu hoạch được khoảng 65% và giá bán thấp hơn so với năm 2023, trung bình từ 3.000 - 4.000 đồng/cây. Theo nhận định của người dân, do thời tiết mưa, nắng thất thường, chất lượng mía sụt giảm và khó tiêu thụ.
Thực hiện nội dung thành phần 2 - phát triển hạ tầng KT - XH cơ bản đồng bộ, hiện đại đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối vùng miền thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hòa Bình đã huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 210 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng số vốn đăng ký thành lập trên 4.750 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.