Tháng 7/2024, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa to đến rất to. Mưa lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng tuyến đường 435 qua địa phận xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc. Nhằm khôi phục giao thông, UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư triển khai công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai trên tuyến đường này. Công trình đang được thi công khẩn trương với quyết tâm đảm bảo tiến độ và chất lượng, phấn đấu thông xe kỹ thuật trước 15/8/2025.

Kinh tế dưới tán rừng

3.200 m3 gỗ lớn; 99 tấn dược liệu; gần 400.000 cây tre, luồng, nứa, giang; 28.585kg mật ong rừng; 32.200 lá dong... Tất cả là nguồn lợi từ rừng chỉ trong một tháng. Ở tỉnh miền núi như Hòa Bình, nơi phần lớn diện tích đất đai là đồi dốc, những con số ấy nói lên một điều quan trọng: rừng đang nuôi sống người dân bằng những sản vật dưới tán cây. Kinh tế lâm sản ngoài gỗ lặng lẽ trỗi dậy bền vững, gắn bó với thiên nhiên và đặc biệt... ra tiền.

“Đại lộ” đã mở cho kinh tế tư nhân

Tháng 5/2025 ghi dấu mốc trong công cuộc phát triển đất nước khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN). Đây không đơn thuần là nghị quyết chính sách, mà là một cuộc cách mạng về tư duy và thể chế kinh tế, hứa hẹn mở ra "đại lộ" phát triển đầy tươi sáng cho khu vực KTTN.

Khẩn trương thu hoạch vụ xuân, hạn chế thiệt hại do thời tiết bất lợi

Hiện trong tỉnh các trà lúa xuân bước vào giai đoạn chín rộ và thu hoạch. Dưới sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), các địa phương đang hướng dẫn nông dân tập trung thu hoạch nhanh gọn, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Diện tích gieo trồng lúa chiêm xuân toàn tỉnh trên 16.000 ha. Với phương châm "xanh nhà hơn già đồng”, nông dân các huyện, thành phố huy động tối đa nhân lực, máy móc, tổ chức thu hoạch nhanh, gọn các trà lúa, tránh để lúa bị đổ, ngập, nảy mầm gây thất thoát năng suất. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 500ha lúa xuân.

Huyện Lạc Thủy - để sản phẩm OCOP không chỉ là danh hiệu

Ở một vùng đất được biết đến là cái nôi của gà thả đồi, na ngọt, chè sạch…, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để nông dân đi vào kinh tế thị trường. Nhưng khi đi sâu vào từng xã, từng hợp tác xã (HTX), từng sản phẩm, bức tranh OCOP ở huyện Lạc Thủy lại hiện ra những gam xám: Có xã chưa có nổi một sản phẩm OCOP; hoặc có nhưng đã hết thời hạn công nhận.

Huyện Lương Sơn: Phấn đấu thêm 5 xã đạt nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Tính đến đầu năm 2025, huyện Lương Sơn giữ vững thành quả 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó 2 xã đạt NTM nâng cao và kiểu mẫu. Năm nay huyện đặt mục tiêu nâng lên 5 xã đạt chuẩn nâng cao, trong đó có thêm 2 xã kiểu mẫu, tạo bước đột phá trong năm cuối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.

Huyện Lương Sơn tháo gỡ vướng mắc dự án đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) đoạn qua huyện Lương Sơn đang triển khai thi công và giải phóng mặt bằng (GPMB). Tổng diện tích đất phải thu hồi 41,21ha, chiều dài tuyến đường 7,9km. Đến nay, huyện đã thực hiện xong việc thu hồi đất đối với diện tích 28,94/41,21ha (đạt 70,22%), còn 12,27ha; chi trả trên 70 tỷ đồng cho 291 lượt hộ; đã GPMB 6,44/7,9km.

Kiểm tra tiến độ thi công một số dự án, công trình khẩn cấp tại huyện Tân Lạc

Chiều 4/6, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thi công dự án đường Ngòi Hoa - quốc lộ (QL) 6, dự án nâng cấp đường tỉnh 436 và công trình khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên đường tỉnh 435.

Dấu ấn thành phố bên sông Đà

Ngay sau thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hòa Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Thành ủy Hòa Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình hành động, nghị quyết chuyên đề nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Với tinh thần đổi mới, năng động, quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, ghi dấu ấn rõ nét trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị, văn hóa, giáo dục.

Giữ vững thương hiệu gà Lạc Thủy giữa thách thức thị trường

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi cả nước gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng cao, thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, mô hình nuôi gà bản địa ở huyện Lạc Thủy vẫn duy trì được sự ổn định và phát triển. Thương hiệu "Gà Lạc Thủy" không chỉ đứng vững trong nước, mà còn mở rộng ra nhiều thị trường tiềm năng nhờ chất lượng vượt trội và cách tổ chức sản xuất khoa học.

Xã Ân Nghĩa phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) là một trong những địa phương về đích nông thôn mới từ năm 2018. Bước sang giai đoạn phát triển mới, xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Với quyết tâm chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, xã đang từng bước tháo gỡ những nút thắt để đạt được mục tiêu, hướng đến phát triển bền vững.

Cụm trường trăm tỷ đầu tư chậm tiến độ

Một ngôi trường có bể bơi mái che, sân khấu ngoài trời, nhà đa năng, vườn thực nghiệm và cả tháp biểu tượng cao 6m. Đó là những hạng mục nằm trong cụm trường liên cấp phường Tân Hòa (thành phố Hòa Bình). Khởi công từ tháng 2/2023, dự án được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng giáo dục mới của thành phố. Tuy vậy sau hơn hai năm, công trình trị giá hơn 119 tỷ đồng vẫn đang chật vật vượt qua những vướng mắc về mặt bằng và đất đắp.

Đầu tư trên 1.450 tỷ đồng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình được giao tổng nguồn vốn 2.638.422 triệu đồng để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).