(HBĐT) - Sáng 26/7, đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình đã tham dự Hội nghị xúc tiến hợp tác nhiều mặt Việt Nam với Fukuoka và Kyushu do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản tổ chức. Cùng tham dự Chương trình còn có 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tuyên Quang, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi; một số đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản với trên 400 đại biểu tham dự.
(HBĐT) - Với những thông tin nhanh chóng, chính xác, hệ thống báo chí tỉnh, đặc biệt là Báo Hòa Bình thời gian qua đã giữ vai trò lớn trong việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến đông đảo độc giả, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ hiệu quả hoạt động tuyên truyền, cán bộ, hội viên nông dân (HVND) trong tỉnh có thêm thông tin bổ ích, học tập được những cách làm hay, tiếp cận các cơ chế, chính sách để xây dựng mô hình hiệu quả phát triển kinh tế gia đình, góp phần "tri thức hóa nông dân”, xây dựng nông thôn mới (NTM) và phát triển KT-XH chung của tỉnh.
Bộ Tài chính cho biết, dự kiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trên cả nước trong 7 tháng đầu năm đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với mức 36,71% của cùng kỳ năm 2021. Theo đó, vốn trong nước giải ngân đạt trên 36%; vốn nước ngoài đạt 11,9%.
Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu, tiêu dùng, nhất là các loại thuế làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh... để giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm phục vụ cạnh tranh xuất khẩu và kinh doanh.
Theo dự báo, ngành dệt may Việt Nam thời gian tới tiếp tục đối diện với nhiều rủi ro, thách thức trước nguy cơ tái bùng phát các biến chủng Covid-19 mới cùng diễn biến phức tạp tại một số khu vực trên thế giới, khiến nguồn cung bị đứt gãy, giá nguyên phụ liệu tăng cao... Để ổn định sản xuất và phát triển bền vững, doanh nghiệp dệt may cần triển khai linh hoạt các giải pháp để thích ứng với bối cảnh và diễn biến của thị trường.
(HBĐT) - Ngày 25/7, Đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ngành: NN&PTNT, Tài chính, KH&CN, LĐ-TB&XH, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh và các Doanh nghiệp của tỉnh tham dự Lễ khai trương chính thức Hội chợ xúc tiến thương mại tại tỉnh Fukuoka (Nhật Bản).
(HBĐT)- Mai Châu là địa bàn trọng điểm của tỉnh về phát triển du lịch. Huyện xác định du lịch phải luôn gắn với phát triển thương mại, dịch vụ (TMDV), đó là nhu cầu của các địa phương, doanh nghiệp, homestay khi đón khách du lịch. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm, ăn uống, nghỉ dưỡng của du khách, huyện đã, đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển TMDV, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Bán hàng trả chậm là phương thức phổ biến tại thị trường Việt Nam, trọng tâm là khuyến khích duy trì kinh doanh với các khách hàng trung thành và tin cậy hiện có. Tuy nhiên, gần một nửa tổng giá trị doanh số bán hàng trả chậm giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B) vẫn chưa được thanh toán vào ngày đáo hạn, dẫn đến nguy cơ rủi ro dòng tiền của doanh
nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2021 đạt 4,75 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt tới 8,9 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2022 cũng thu về khoảng 5,8 tỷ USD, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2021.
(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh vừa tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2022, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
(HBĐT) - Những năm qua, kinh tế huyện Lạc Thủy có bước phát triển, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng nhanh. Huyện đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và linh hoạt huy động mọi nguồn lực để thực hiện đạt kết quả tích cực. Đặc biệt, chương trình nhận được sự đồng thuận của Nhân dân, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, từ đó kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư nâng cấp.
(HBĐT) - Khu dân cư (KDC) Đồi, thị trấn Ba Hàng Đồi đổi thay từng ngày. Bức tranh nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu khang trang và tươi sáng. Những con đường thênh thang, thoáng đãng, hai bên được trồng hoa, cây xanh đẹp đến nao lòng. Làng quê thanh bình, gia đình ấm no, sung túc, lòng dân phấn khởi tất cả toát lên sức sống mới.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái nổi tiếng, là tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Huyện có kết nối giao thông thuận lợi cho sự phát triển KT-XH với các tuyến giao thông đối ngoại quan trọng như Quốc lộ 21 đi qua trung tâm huyện lỵ; đường Hồ Chí Minh qua khu vực phía Bắc huyện; đường 438A kết nối thị trấn Chi Nê tới trung tâm huyện Nho Quan (Ninh Bình) và có sông Bôi là tuyến giao thông thủy quan trọng qua địa bàn.
(HBĐT) - Kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân; đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, thời gian qua, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản.