Thời gian qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã triển khai nhiều giải pháp về tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng tiết kiệm điện. Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng chống quá tải lưới điện trong mùa nắng nóng, mà còn giúp khách hàng tránh được tình trạng hoá đơn tiền điện tăng đột biến.
Nằm bên dòng sông Đà với chiều dài 10 km từ hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình đến xã Thịnh Minh, cảnh quan thiên nhiên hữu tình với nhiều xóm, bãi bồi, con nước trải dài đang mở ra cơ hội rất lớn cho thành phố Hòa Bình (TPHB) phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ.
Những năm qua, việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững được huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện theo quy hoạch. Nhiều công trình được đầu tư, nâng cấp đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần thay đổi diện mạo của huyện.
Tính đến ngày 30/6/2024, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của tỉnh thực hiện khoảng 3.237 tỷ đồng, đạt 56,2% dự toán HĐND tỉnh giao; trong đó, thu xuất, nhập khẩu thực hiện 197 tỷ đồng, đạt 75,7% dự toán HĐND tỉnh; thu nội địa ước thực hiện 3.040 tỷ đồng, đạt 55,3% dự toán HĐND tỉnh, bằng 172,6% so với cùng kỳ.
Xóm Ké, xã Hiền Lương trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách. Cùng với đó là những đổi thay đáng mừng trong diện mạo nông nghiệp - nông dân - nông thôn.
Trong những năm qua, hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thủy có nhiều chuyển biến tích cực, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư như: giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Theo báo cáo của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nguồn vốn được cấp thực hiện Dự án 2 về đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là 111,99 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 111,89 tỷ đồng; ngân sách địa phương 100 triệu đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài vào cuối tháng 5 vừa qua, trên địa bàn xã Miền Đồi (Lạc Sơn) xuất hiện hố sụt lún gần nhà dân ở xóm Tre Báng. Hiện tượng bất thường gây hoang mang, lo lắng cho các hộ dân sinh sống trên địa bàn trước thời tiết diễn biến phức tạp. Từ thực tế đó, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT &TKCN) xã đã thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của nhân dân.
Từ loại gia cầm giống bản địa được người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) chăn nuôi làm nguồn thực phẩm, nhờ sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học, công nghệ thuộc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Mai Châu trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ "tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Gà đen Pà Cò, Hang Kia - Mai Châu” đã nâng tầm giống gà này thành sản vật và mở thêm hướng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò.
Ngày 19/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhằm giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư, phát triển, đa dạng hóa các loại hình vận tải công cộng. Thay vì chỉ có xe buýt sử dụng xăng – dầu đơn thuần, Hà Nội đã đưa vào vận hành thêm các loại hình phương tiện đường sắt đô thị, xe buýt sử dụng khí nén – CNG, xe buýt điện tăng sự lựa chọn cho người dân.
Sáu tháng đầu năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm và khả năng hấp thụ vốn tín dụng còn thấp, hệ thống ngân hàng (NH) trên địa bàn tỉnh nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm "mục tiêu kép”: vừa hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vốn cho các thành phần kinh tế, vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng (TTTD) an toàn, hiệu quả.
Gia đình ông Bùi Văn Theng ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc có hơn 3.000m2 đất vườn. Đây là diện tích gia đình trông vào để có thu nhập hàng năm. Từ nhiều năm trước, gia đình ông trồng mía tím và mía trắng. Đây là cây trồng truyền thống ở xã Mỹ Hòa. Việc đầu tư trồng mía ngoài công lao động của gia đình thì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài cửa hàng. Không có vốn đầu tư thì tiền mua phải tính lãi cao, đến cuối năm bán mía trả. Mía được tiêu thụ qua các tiểu thương về Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Năm ít có mía bán thì giá cao. Năm nhiều người lao vào trồng giá lại rẻ. Có năm không bán được phải chặt bỏ hoặc bán rẻ. Những lúc như thế chỉ ôm cây mía khóc ròng cho một năm trời lao động vất vả.
Chiều 18/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.