(HBĐT) - Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong tháng 10/2017 ước đạt 2.110 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng ước đạt 22.930 tỷ đồng, tăng 15,11% so với cùng kỳ, thực hiện 85,39% kế hoạch năm. Các sản phẩm chủ yếu trong 10 tháng tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ: Sản lượng điện sản xuất tăng 0,6%; sản lượng điện thương phẩm tăng 8,71%. May mặc, sản phẩm điện tử, gạch tiếp tục tăng cao (tăng từ 13,6 - 37,29%).

Nông dân xã Liên Sơn năng động phát triển kinh tế

(HBĐT) - Cùng với nông dân trong tỉnh, hội viên nông dân xã Liên Sơn (Lương Sơn) năng động thi đua lao động sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình kinh tế mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2% (số liệu tính đến tháng 6/2017).

Kiểm tra việc thực hiện tiêu chí giao thông tại huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 13/11, đoàn công tác của Sở GTVT đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Tưng bừng lễ hội Cam Lạc Thủy

(HBĐT) - Đúng vào dịp công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cam, huyện Lạc Thủy tưng bừng tổ chức hội chợ Cam nhằm giới thiệu, quảng bá nhiều hơn sản phẩm nông nghiệp xứng tầm thương hiệu của địa phương mình.

Đú Sáng - điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thanh Sướt, Chủ tịch UBND xã Đú Sáng cho biết: Là xã vùng đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Kim Bôi 17 km, Đú Sáng có trên 13.000 hộ, 5.900 khẩu sống trên địa bàn 17 xóm. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền nhân dân trong xã, Đú Sáng được biết đến là một trong những điểm sáng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao được triển khai trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2017 – 2018:
Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị

(HBĐT) - Chiều 13/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2017 – 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Chuyển đổi 1,36 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo sản xuất, gieo cấy lúa và cây mầu tập trung trong khung thời vụ.

Toàn tỉnh phát triển thêm 622 ha cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Theo Báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện tại, toàn tỉnh có 8,08 nghìn ha cây ăn quả có múi, tăng 622 ha so với năm 2016, sản lượng đạt 8,87 vạn tấn. Trong đó cây cam 3.941 ha, diện tích cho thu hoạch 2.082 ha, sản lượng khoảng 5,5 vạn tấn; cây bưởi 3.260 ha, diện tích cho thu hoạch 1.438 ha, sản lượng ước đạt 2,6 vạn tấn; quýt 380 ha, diện tích cho thu hoạch 246 ha, sản lượng đạt 0,44 vạn tấn; chanh 479ha, diện tích cho thu hoạch 347 ha, sản lượng 0,22 vạn tấn).

Huyện Đà Bắc dành 1,5 tỷ đồng xây dựng nhà văn hoá xóm

(HBĐT) - Những năm qua, cơ sở vật chất văn hóa được huyện Đà Bắc chú trọng xây dựng và nâng cấp. Tuy nhiên đến nay, hệ thống cơ sở vật chất văn hóa của các xã còn thiếu thốn. Toàn huyện có 119/163 thôn, xóm (chiếm 73%) có nhà văn hóa nhưng phần lớn chưa đạt chuẩn. Các thôn chưa có khu thể thao đạt chuẩn.

Huyện Tân Lạc:
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác

(HBĐT) - Tân Lạc là vùng đất tiềm năng về nông sản, hơn thế 93,49% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, đất nông nghiệp của huyện chỉ chiếm 14,3% diện tích đất tự nhiên. Bởi vậy, trong những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp.

Ngô đông phủ xanh đồng đất Phú Lương

(HBĐT) - Mặc dù phải chịu những ảnh hưởng của trận mưa lũ lịch sử trong 2 ngày 10 - 11/10, thế nhưng, bà con xã Phú Lương (Lạc Sơn) vẫn miệt mài, không cho đất nghỉ. Gần chục năm trở lại đây, sau khi thu hoạch vụ hè thu, nông dân xã vùng sâu này lại cắt rạ làm vụ đông.

Công bố nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”

(HBĐT) - Ngày 12/11, huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy” cho các sản phẩm cam của huyện. Tới dự có đại diện Bộ NN & PTNT, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH & CN), Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Phía tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam, thường trực HĐND, UBND, lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh và tỉnh lân cận, cộng đồng người trồng cam cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thủy:
Xây dựng thương hiệu Cam Lạc Thủy, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện vùng núi thấp của tỉnh, tiếp giáp với TP Hà Nội, các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, cây ăn quả. Đặc biệt, huyện có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nguồn lao động, trình độ thâm canh của huyện thích hợp và là những tiềm năng lớn, phát triển các loại cây ăn quả, cây có múi có giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, bưởi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Cố Nghĩa - hòa chung niềm tự hào Cam Lạc Thủy

(HBĐT) - Nói đến cam Lạc Thủy không thể không nói đến xã Cố Nghĩa - vùng đất được cho là "cái nôi” của cam Lạc Thủy, nơi mà từ những năm 1970 cây cam đã phủ xanh các triền đồi, mang lại no ấm cho biết bao hộ dân sinh sống thuộc thị trấn nông trường Sông Bôi (cũ). Giờ đây, sau hơn 40 năm mất đi vị thế cây chủ lực, cây cam đang dần tìm lại chỗ đứng trên đất Cố Nghĩa, hứa hẹn trở thành cây đột phá về kinh tế và tiếp thêm sức mạnh cho thương hiệu nông sản được tự hào mang tên địa danh: Cam Lạc Thủy.

Xã Phú Thành phát triển vùng cam truyền thống

(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã lựa chọn những lối đi bền vững. Bên cạnh việc nhân dân trên địa bàn tích cực đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất thì việc khai thác tốt tiềm năng thổ nhưỡng, phát triển mạnh mẽ trồng cây ăn quả, trong đó có cây cam theo hướng sản xuất hàng hoá đã tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ đối với đời sống cũng như thu nhập của một bộ phận không nhỏ người dân nơi đây.

Thanh Hà - đặt niềm tin thương hiệu Cam Lạc Thủy

(HBĐT) - Chúng tôi thăm vùng cam thị trấn Thanh Hà những ngày cuối thu. Nắng hanh vàng trải dài trên khu, khoảnh, vườn cam xanh mướt, quả sai như mong đợi. Nông dân chăm chỉ vun trồng. Tất cả đất trồng cây truyền thống lạc, đậu, vừng khi xưa đã được chuyển đổi sang trồng cam. Cam đang bước vào vụ thu hoạch, trái vàng mọng sà sát đất. Nông dân Thanh Hà hồ hởi, tin tưởng bước vào vụ thu hoạch cam.

Phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả của huyện Lạc Thuỷ ngày càng phát triển cả về diện tích cũng như trình độ thâm canh, từ đó hình thành những vùng sản xuất hàng hoá. Huyện Lạc Thuỷ được thiên nhiên ưu đãi, với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng thích hợp phát triển cây ăn quả các loại, đặc biệt là các loại cây có múi có giá trị kinh tế cao.

Tổng thu nhập từ rừng đạt trên 190 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh đã trồng trên 7528 ha rừng và 220.000 cây phân tán các loại, nâng mật độ che phủ của rừng cả tỉnh đạt 51,08%.

Diễn đàn Khuyến nông @nông nghiệp
Tập trung thảo luận về hiệu quả nuôi cá lồng bền vững trên sông, hồ vùng Trung du miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 10/11, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tổng cục Nuôi trồng thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: "Hiệu quả nuôi cá lồng bền vững trên sông, hồ vùng Trung du miền núi phía Bắc”. Tham dự diễn đàn có đại diện các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, một số trung tâm, hiệp hội, nhà khoa học liên quan, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các đơn vị liên quan và nông dân của 07 tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Xây dựng vùng bưởi hàng hóa mang lại cơ hội làm giàu cho nông dân Tân Lạc

(HBĐT) - Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 10/7/2013 của Huyện ủy Tân Lạc về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn giai đoạn 2013-2020 đã đi vào cuộc sống, có hiệu quả cao. Thực hiện Nghị quyết cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ, định hướng cho người dân đầu tư thâm canh, thực hiện quy trình sản xuất bưởi sạch, nâng cao chất lượng giống bưởi đỏ có giá trị cao về kinh tế đã mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân huyện Tân Lạc.

Nhiều nhà lãnh đạo kinh tế APEC tham gia APEC CEO Summit lớn nhất

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017 (từ ngày 6 đến 11-11) tại Đà Nẵng, ngày 9-11, tiếp tục diễn ra Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit), với những nội dung xoay quanh tăng trưởng, thương mại, tạo việc làm mới, kỷ nguyên số…

Thẩm định xã Hợp Kim về đích NTM

(HBĐT) - Ngày 9/11, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh đã có buổi làm việc với BCĐ các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Kim Bôi thẩm định xã Hợp Kim về đích NTM năm 2017.

Tuần Lễ hội Cam Cao Phong lần 3 khai mạc vào ngày 18/11

(HBĐT) - Theo thông tin từ UBND huyện Cao Phong, Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 3 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2017 sẽ khai mạc vào ngày 18/11/2017 tại sân Nhà văn hóa huyện Cao Phong.

Làm giàu từ trồng bí xanh

(HBĐT) - Từ mô hình trồng bí xanh thanh phẩm, bưởi đào và chăn nuôi bò sinh sản đã giúp gia đình ông Bùi Hùng Bạo (sinh năm 1966), xóm Cò, xã Tuân Lộ (Tân Lạc) thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. ông Bạo là hội viên nông dân làm kinh tế tiêu biểu của địa phương và là 1 trong 50 gương mặt đại diện nông dân tỉnh nhận danh hiệu "Nông dân xuất sắc tỉnh Hòa Bình năm 2017”.