Ngày 26/11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo tham vấn, giới thiệu về đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
Dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà (TP Hòa Bình) có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 16 km, tổng mức đầu tư 597,4 tỷ đồng (kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) trên 97 tỷ đồng). Tổng diện tích thu hồi ở giai đoạn 1, chiều dài khoảng 6,2km là 19,3ha; trong đó đi qua địa phận phường Kỳ Sơn khoảng 11,43 ha, địa phận xã Hợp Thành 7,88 ha.
Thời gian qua, người dân huyện Đà Bắc đã có nhiều hướng đi trong phát triển các loại đặc sản của địa phương để trở thành hàng hoá. Qua đó giúp khai thác tiềm năng, lợi thế để cải thiện, nâng cao thu nhập.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
Sáng 25/11, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11/2024, kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ do UBND tỉnh giao và thảo luận, cho ý kiến vào các vấn đề phát triển KT-XH của tỉnh.
Giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến ngày 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
Tối 23/11, UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá công tác tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch (VH-DL) tỉnh Hòa Bình và Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai, năm 2024. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần VH-DL tỉnh Hòa Bình năm 2024; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai, năm 2024...
Không chỉ được biết đến là dòng sông ánh sáng, sông Đà hiện hữu ngày càng rõ nét trong sứ mệnh mới - vùng lòng hồ của cá, tôm. Cấp ủy, chính quyền, người dân Hòa Bình hôm nay đang "dệt" một giấc mơ mang tên: ngành hàng thủy sản, gửi gắm trong Lễ hội Cá, tôm sông Đà.
Đồng hành cùng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hàng năm, Hội Nông dân (HND) tỉnh bám sát các chỉ tiêu xây dựng NTM của tỉnh để xây dựng các nội dung, nhiệm vụ liên quan. Từ đó triển khai tới các cấp Hội trong tỉnh các mô hình, chương trình, dự án phát triển KT-XH theo hướng thiết thực, cụ thể, có nội dung liên quan đến tiêu chí về thu nhập, môi trường, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, xây dựng hệ thống chính trị...
Thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 28 công trình triển khai trên địa bàn 8 xã với tổng mức đầu tư khoảng 65.704 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 23.607 triệu đồng; ngân sách tỉnh 9.442,80 triệu đồng; ngân sách huyện đối ứng 14.164,20 triệu đồng; vốn huy động khác khoảng 18.526 triệu đồng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trong tỉnh chú trọng tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng cường liên kết để thêm sức mạnh phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay, đã có 110 xã hoàn thành tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, đạt tỷ lệ 85,3% tổng số xã trong toàn tỉnh.
Những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân huyện Cao Phong triển khai thực hiện hiệu quả, qua đó xuất hiện nhiều tấm gương nông dân nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu, đến hết tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 433,1 tỷ đồng, với 10.784 khách hàng còn dư nợ. Trong 10 tháng, có 2.265 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn được tiếp cận vốn chính sách, doanh số cho vay đạt trên 114 tỷ đồng.
Triển khai nhiều chương trình tín dụng, thủ tục vay vốn đơn giản, lãi suất ưu đãi, những năm qua, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh vượt lên khó khăn. Đây là "đòn bẩy” quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.