(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở GTVT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Yên Thuỷ kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Theo báo cáo, đến nay trên địa bàn huyện có 3 xã Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Lạc đạt tiêu chí số 2 về giao thông; có xã Yên Trị đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2, 2 xã Lạc Hưng và Bảo Hiệu đạt 2 chỉ tiêu của tiêu chí 2; 2 xã Lạc Sỹ và Đoàn Kết đạt 1 chỉ tiêu của tiêu chí 2.

Gặp mặt Cafe Doanh nhân chuyên đề lĩnh vực xây dựng

(HBĐT) - Ngày 24/11, UBND tỉnh đã tổ chức chương trình gặp mặt Cafe doanh nhân chuyên đề liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự.

Thêm 6 xã về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN& PTNT, trong năm nay, tỉnh ta có thêm 6 xã về đích NTM. Theo đó, toàn tỉnh đã có 37 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm 19,37% tổng số xã, tăng 3,14% so với năm 2015. Có 12 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 89 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 53 xã đạt 6 - 9 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí.

Xã Lạc Hưng phát huy hiệu quả vốn ưu đãi

(HBĐT) - Lạc Hưng là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thủy. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 49%, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm. Do đó, nguồn vốn chính sách đến tay bà con có thể coi là tiền đề xóa đói - giảm nghèo cho mảnh đất còn nhiều khó khăn này. Vốn của NHCSXH có tác động rất lớn đến phát triển KT-XH của xã, đặc biệt là đối với những hộ nghèo và cận nghèo.

Huyện Đà Bắc: Nợ quá hạn chiếm 0,17%/tổng dư nợ

(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Đà Bắc, hiện toàn huyện thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách. Đến hết tháng 10, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng 246.242 triệu đồng, hoàn thành 98,8% kế hoạch được giao, tăng 27.987 triệu đồng (13%) so với thời điểm đầu năm.

Huyện Lương Sơn: Dư nợ ủy thác qua các tổ chức Hội chiếm 99,7%

(HBĐT) - Hiện trên địa bàn huyện Lương Sơn thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách chủ yếu ủy thác qua 4 tổ chức Hội. Đến hết tháng 10, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của huyện đạt 208.589 triệu đồng, trong đó dư nợ ủy thác qua Hội, đoàn thể 207.693 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,7%/tổng dư nợ.

Huyện Mai Châu: Dư nợ tín dụng chính sách trên 210 tỷ đồng

(HBĐT) -Theo NHCSXH huyện Mai Châu, năm 2016, nguồn vốn được giao của đơn vị là 222.016 triệu đồng, tăng 24.143 triệu đồng so với cuối năm 2015.

Tín dụng chính sách với phụ nữ nghèo

(HBĐT) - Là 1 trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vốn vay ưu đãi, hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH với Hội LHPN đã giúp hàng nghìn lượt phụ nữ có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn ưu đãi. Hiện nay, Hội phụ nữ quản lý 761 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với 28.131 hộ còn dư nợ, tổng dư nợ ủy thác 625.235 triệu đồng, chiếm 26,6% dư nợ/tổng dư nợ của 4 tổ chức chính trị - xã hội.

Huyện Kỳ Sơn mở 7 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn, triển khai các chương trình dạy nghề năm 2016, huyện đã mở được 7 lớp với 165 học viên tham gia. Trong đó, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Kỳ Sơn mở 1 lớp dạy nghề trồng cỏ cho 18 học viên tại xã Dân Hòa; 1 lớp nuôi gà thả vườn cho 21 học viên xã Phúc Tiến. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh mở 1 lớp trồng cây có múi cho 35 học viên xã Dân Hạ; 2 lớp may công nghiệp cho 56 học viên xã Dân Hòa; 2 lớp nuôi lợn cho 35 học viên xã Mông Hóa.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 323, 2 triệu USD

(HBĐT) - Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 10 tháng duy tr? tốc độ tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt 34, 77 triệu USD, tăng 0,33% so với tháng trước, lũy kế 10 tháng đạt 323, 2 triệu USD, tăng 46,89% so với cùng kỳ, thực hiện 95,07% kế hoạch năm.

Kiểm tra việc thực hiện tiêu chí giao thông tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 23/11, đoàn công tác của Sở GTVT đã có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Thủy kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Khẩn trương khắc phục tình trạng giao đất rừng chồng chéo ở xã Đồng Chum

(HBĐT) - 392 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) hiện đang tồn ở UBND xã Đồng Chum (Đà Bắc) là con số phản ánh hệ quả của việc giao đất, giao rừng cho người dân theo Quyết định số 672, ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ bị sai lệch vị trí, diện tích lô, khoảnh so với GCNQSDĐ đã giao cho các hộ dân được cấp theo Nghị định số 02/1994/NĐ-CP, ngày 15/1/1994 của Chính phủ đã ban hành. Việc giao đất rừng chồng chéo đã và đang gây bức xúc trong nhân dân từ nhiều năm nay.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước các dự án đầu tư công

(HBĐT) - Luật Đầu tư công năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Sau gần 2 năm Luật có hiệu lực thi hành, hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh được đánh giá nâng cao về quy mô, chất lượng. ở tất cả các khâu, từ nguồn vốn đầu tư công, kế hoạch đầu tư công, chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi công đều có sự thay đổi cơ bản.

Quy định mới về đấu giá quyền sử dụng đất thuê

(HBĐT) - Ngày 9/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thuê mặt nước nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Trong đó, điểm cải cách mới được người nộp thuế đánh giá cao là các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất thuê…

TP Hòa Bình: Trên 2, 3 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 TP Hòa Bình, tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn sự nghiệp chương trình xây dựng NTM 2 năm 2015 – 2016 của thành phố là 2.377, 49 triệu đồng, trong đó ngân sách T.ư 805 triệu đồng, ngân sách thành phố 574, 085 triệu đồng, nguồn dân góp 998, 405 triệu đồng.

Toàn tỉnh trồng gần 7.300 ha cây màu vụ đông

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch các cây màu vụ hè – thu và tập trung trồng, chăm sóc cây màu vụ đông.

Chanh đào rớt giá, quả rụng đỏ gốc

(HBĐT) - Nhiều năm trước cây chanh đào được người dân huyện Cao Phong chọn làm trồng cây “bờ rào”. Bởi cây có giá trị kinh tế không cao, điều kiện chăm sóc đơn giản hơn cây cam, quýt và có nhiều gai. Tuy nhiên, từ vụ chanh năm 2012, giá chanh tăng đột biến bởi quả chanh đào được sử dụng ngâm làm thuốc chữa bệnh. Từ một vài nghìn đồng một kg lên đến 50.000 - 60.000 đồng /kg. Trước hiệu quả kinh tế của cây chanh đào, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích, bỏ ra diện tích lớn để trồng chứ không trồng để làm bờ rào như trước. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về diện tích trồng chanh ở Cao Phong cũng như các huyện khác trong tỉnh nhưng diện tích và sản lượng hiện nay không hề nhỏ.

Tăng cường kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản

(HBĐT) - Kể từ tháng 9/2015, Sở NN & PTNT Hà Nội đã tổ chức đoàn cán bộ và các doanh nghiệp làm việc với các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm của tỉnh ta. Đồng thời, đi thăm quan một số cơ sở tiêu biểu của tỉnh sản xuất cam Cao Phong, nuôi cá lồng của Công ty TNHH MTV Minh Tín trên hồ sông Đà. Sau chương trình này, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm của Hà Nội đã kết nối trực tiếp với cơ sở sản xuất của tỉnh.

Hội LHPN huyện Kim Bôi: Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Khương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Bôi cho biết: Trong giai đoạn 2011-2016, hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã được các cấp Hội tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.

Giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Cao Phong là đất cam. Cam có mặt trên đồng đất Cao Phong từ vài chục năm trước, từng là sản phẩm được xuất sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông âu. Qua nhiều thăng trầm, có lúc cam Cao Phong phải núp bóng sản phẩm cùng loại. Đến nay, khi chất lượng ngày càng được khẳng định, các loại cam khác lại núp bóng cam Cao Phong để dễ tiêu thụ. Sau nhiều nỗ lực, vào cuối năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020

(HBĐT) - Ngày 3/11/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.

Bế mạc Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và hội chợ nông nghiệp- du lịch- thương mại vùng Tây Bắc năm 2016

(HBĐT) - Tối 20/11, UBND huyện Cao Phong chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT và công ty TNHH Du lịch quốc tế TCI tổ chức bế mạc Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và

Phát huy truyền thống anh hùng, chủ động khai thác nguồn lực, tạo nền tảng phát triển KT-XH huyện Lạc Sơn nhanh, bền vững

(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, thực dân Pháp lập tỉnh Mường (sau đổi thành tỉnh Hòa Bình) gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Chợ Bờ và phủ Lạc Sơn gồm cả phần đất huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc và là đơn vị hành chính lớn nhất của tỉnh Mường lúc bấy giờ.

Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất, tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH

(HBĐT) - Là huyện miền núi có xuất phát điểm thấp, năm 1993, thu nhập bình quân đầu người của huyện Lạc Sơn đạt 700.000 đồng; năm 2000 đạt hơn 2 triệu đồng. Có những giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 50%. Tuy nhiên, hiện nay, Lạc Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 20 triệu đồng, tăng hơn 12 triệu đồng so với năm 2010, đạt 133,3% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,5%. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu, vượt khó của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn. Đại hội lần thứ XXV Đảng bộ huyện Lạc Sơn xác định: “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, huy động tối đa các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững gắn với giải quyết việc làm, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội”. Đó là những bước đột phá trong phát triển KT-XH của huyện Lạc Sơn những năm qua và những năm tiếp theo.

Vũ Lâm - xã đầu tiên của huyện đạt tiêu chí nông thôn mới

(HBĐT) - Cùng với sự hình thành và phát triển của huyện Lạc Sơn, năm 1956, xã Vũ Lâm chính thức được thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng, bằng mồ hôi và công sức của mình, nhân dân các dân tộc xã Vũ Lâm đã viết nên những trang sử vẻ vang góp phần tô thắm thêm truyền thống oanh liệt của quê hương cách mạng Mường Vang, là “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nhân dân Vũ Lâm không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành xã đầu tiên của huyện, xã thứ 4 của tỉnh về đích NTM vào năm 2015.