Liên kết đối tác sản xuất và tiêu thụ mía đường tại xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) đạt hiệu quả cao.

(HBĐT) - Đến nay, mặc dù trên địa bàn một số huyện đã tồn tại phương thức liên kết giữa hộ sản xuất và các công ty, song cơ hội liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa mở ra đối với các hộ nghèo vì những lý do như địa bàn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá, nhận thức và trình độ sản xuất còn hạn chế, nhất là kiến thức về sản xuất hàng hoá (sản xuất không theo quy trình và tiêu thụ theo hợp đồng và không theo định hướng). Dự án Giảm nghèo đã tiên phong trong hoạt động liên kết thị trường, kết nối hiệu quả giữa khâu sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Những tín hiệu vui trong thu hút đầu tư, phát triển CN-TTCN

(HBĐT) - Trong 5 năm qua, bối cảnh nền kinh tế thế giới, trong nước có nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế. Sự phát triển của ngành CN-TTCN nói chung và công tác thu hút đầu tư đối mặt với nhiều thách thức. Các DN, cơ sở sản xuất phải gồng mình, không ít trong số đó hoạt động cầm chừng, thu nhỏ quy mô hoặc giải thể, ngừng hoạt động. Trong thế khó, với sự hỗ trợ, tạo thuận lợi của địa phương, đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã triển khai nhiều giải pháp duy trì, phát triển sản xuất hiệu quả. Công tác thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN mới đạt 590,14 tỷ đồng, đến năm 2015 ước đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 69%. Toàn huyện hiện có 97 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn 1.252,7 tỷ đồng.

Lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án trong xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã tập trung ưu tiên công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và con em các gia đình chính sách, hộ nghèo. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về cơ sở hạ tầng, kiến thức KH-KT, pháp lý, tín dụng, giáo dục, giải quyết việc làm, y tế, đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nghèo để chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Khuyến khích, động viên những người đã thoát nghèo mạnh dạn vươn lên làm giàu và giúp đỡ những người nghèo khác xóa đói - giảm nghèo.

Hướng đến nền sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Văn Khang, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn, một trong những điểm nhấn sản xuất nông nghiệp của huyện những năm qua là bước đầu đã xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng các loại cây trồng.

Kè sông Bôi - Sức ép tiến độ

(HBĐT) - Dự án nạo vét gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi (Kè sông Bôi) được triển khai từ năm 2009, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đến nay dự án đã được bố trí đủ nguồn vốn và phải hoàn thành trong năm 2016, trong khi đó giá trị giải ngân mới được 314,124/798,6 tỷ đồng. Hiện chủ đầu tư đang phối hợp với chính quyền các địa phương và các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn trong GPMB, đôn đốc nhà thầu tập trung thi công để bảo đảm tiến độ, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của dự án.

Xét duyệt các thôn, xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 

(HBĐT) - Ngày 3/8, UBND tỉnh đã tổ chức buổi họp rà soát thôn, xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2015 với sự chủ trì của đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh. Tham dự có các thành viên Hội đồng tư vấn xét thôn ĐBKK, xã thuộc khu vực I, II, III của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015.

Hội thảo quốc tế phát triển kinh tế bền vững cho vùng và địa phương thông qua phát triển vải thổ cẩm truyền thống

(HBĐT) - Ngày 29/7, tại Mai Châu, Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sỹ (SDC) tổ chức hội thảo quốc tế phát triển kinh tế bền vững cho vùng và địa phương thông qua phát triển vải thổ cẩm truyền thống.

Đà Bắc dư nợ cho vay các chương trình tín dụng 196.371 triệu đồng

(HBĐT) - Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Đà Bắc vừa sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015.

Từ 1/7/2016, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản

(HBĐT) - Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 sẽ được thực hiện trong 30 ngày, từ 1/7 - 30/7/2016 trên phạm vi cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 135,66 triệu USD

(HBĐT) - 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mốc 135,66 triệu USD, tăng 72,83% so với cùng kỳ năm 2014, thực hiện 75,37% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá ước đạt 117,26 triệu USD, thực hiện 79,23% kế hoạch năm, tăng 93,53% so với cùng kỳ.

Tìm giải pháp tháo gỡ “nút thắt” của du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Nhìn nhận thẳng vào những yếu kém, hạn chế trong hoạt động để có định hướng và giải pháp đúng đắn khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch theo hướng bền vững là những bước đi đang được tỉnh ta khẩn trương triển khai, chắc chắn sẽ tạo “Cú huých” thay đổi về chất cho du lịch Hòa Bình trong quá trình hội nhập trong những năm tới - Phó Giám đốc Sở VH -TT&DL Lưu Huy Linh chia sẻ.

Dấu ấn phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Tính đến tháng 6/2015, Ngọc Lương là xã đầu tiên của huyện Yên Thủy được công nhận đạt chuẩn quốc gia về XDNTM. 2 xã Yên Lạc, Phú Lai đều đã đạt 16 tiêu chí và phấn đấu đạt chuẩn vào tháng 8/2015. Bình quân chung của toàn huyện đạt 11, 16 tiêu chí (năm 2013 mới đạt 7, 84 tiêu chí). Cùng với đó là đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn được cải thiện đáng kể. Kết quả này là minh chứng rõ nét cho hiệu quả phong trào thi đua xây dựng NTM đã và đang diễn ra sôi nổi trên địa bàn toàn huyện.

Khởi sắc ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ

(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng (CN-XD) của huyện Yên Thủy ước đạt 16,5%/năm (tỷ trọng chiếm 36%, tăng 1,24% so với năm 2010); ngành thương mại - dịch vụ tăng trưởng 13,8%/năm (tỷ trọng chiếm 26,25%); đáng lưu ý là loại hình dịch vụ ngoài quốc doanh với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 15%. Ngành CN -XD và thương mại, dịch vụ có bước phát triển khá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Với 7 xã có thôn, xóm đặc biệt khó khăn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, nền kinh tế chưa có các ngành mũi nhọn. Trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Yên Thuỷ giảm còn 11,34% (năm 2010 chiếm 25,93%).

Sức bật vùng đất khó

(HBĐT) - Là xã khó khăn của huyện Yên Thủy, cuộc sống của người dân Lạc Lương chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp trong điều kiện khó khăn về nguồn nước. Tuy vậy, người dân nơi đây đã đổi thay suy nghĩ, cách làm, chủ động đa dạng hóa sản xuất theo hướng hàng hóa mang lại hiệu quả cao.