(HBĐT) - Kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân; đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, thời gian qua, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản.

Phát triển nông nghiệp chất lượng cao gắn với sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Lạc Thủy là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, huyện có 13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao. Các chủ thể sản xuất đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, công nghệ, phát triển chuỗi liên kết tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng, "gắn sao" trong lòng người tiêu dùng, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Đồng Tâm hướng tới xã nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Bằng lộ trình, kế hoạch bài bản, xã Đồng Tâm đã đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Kết tinh thành quả đó càng vẹn tròn hơn khi trở thành xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của huyện Lạc Thủy. Phát huy những thành quả đạt được, với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, nơi đây đang được xây dựng trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM kiểu mẫu của tỉnh, huyện.

Hiệu quả từ thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã 

(HBĐT) - Những năm qua, bám sát vào chỉ đạo của Trung ương, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã ban ngành nhiều nghị quyết, chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) trên địa bàn. Từ đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế hợp tác, HTX phát triển. 

Đoàn xã Tử Nê đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Được sự đồng hành của Đoàn Thanh niên xã, không ít đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Tử Nê (Tân Lạc) đã lựa chọn được con đường khởi nghiệp, lập nghiệp đúng đắn. Thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh (SXKD) đa dạng, ĐVTN từng bước vươn lên, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Tạo động lực thúc đẩy phát triển các xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Với mục tiêu phát triển bền vững KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành nắm bắt tình hình đời sống, KT-XH trên địa bàn vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong tỉnh để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Trong đó, thực hiện nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen đã đạt hiệu quả tích cực, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển trên địa bàn các xã được hưởng lợi.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 

(HBĐT) - Ngày 20/7, Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch trái cây sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc có văn bản đồng ý nhập khẩu thí điểm chính ngạch quả chanh leo Việt Nam, bắt đầu từ tháng 7/2022.

Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm

(HBĐT) - Ngày 20/7, Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy: Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 50%

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ước đạt 780,74 tỷ đồng, đạt 49,95% kế hoạch. Một số sản phẩm mũi nhọn lợi thế mang lại giá trị kinh tế cao như: Khai thác đá các loại 112,98 nghìn m3, đạt 49,97% kế hoạch; gạch nung 46,5 triệu viên, đạt 49,8% kế hoạch; gạch bê tông 13,14 triệu viên, đạt 49,6% kế hoạch.   

Huyện Lương Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Đến hết năm 2021, huyện Lương Sơn có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, từ đầu năm đến nay, huyện Lương Sơn tích cực triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Thông qua chương trình góp phần tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị WB hỗ trợ xây dựng Báo cáo Việt Nam 2045

Sáng 19/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Axel van Trotsenburg, Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB).

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã cho vay trên 1,5 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) tỉnh thực hiện cho 6 HTX vay, tổng số tiền là 1.550 triệu đồng, gồm các HTX: HTX dịch vụ nông lâm Mai Châu (Mai Châu) vay 250 triệu đồng; HTX dịch vụ nông nghiệp Mường Động (Kim Bôi) 300 triệu đồng; HTX Đình Lâm (TP Hòa Bình) 200 triệu đồng; HTX nông nghiệp tổng hợp Vũ Lâm (Lạc Sơn) 300 triệu đồng; HTX nông nghiệp hữu cơ Thành An (Lương Sơn) 200 triệu đồng; HTX nông nghiệp và dịch vụ Chiến Hùng (TP Hòa Bình) 300 triệu đồng.

Ứng dụng rửa sứ hotline, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ rửa sứ, vệ sinh lưới điện mà không cần cắt điện (rửa sứ hotline). Với công nghệ mới này đã giúp giảm thời gian cắt điện của khách hàng, đây cũng là giải pháp hiệu quả để PC Hòa Bình nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

Khai thác tiềm năng nuôi trồng thủy sản hồ chứa: Bài 2 - Hướng tới phát triển bền vững ngành thủy sản

(HBĐT) - Những năm qua, nuôi trồng thủy sản hồ chứa trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm phát triển, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Lồng nuôi và sản lượng nuôi tăng nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản của tỉnh tăng không đáng kể. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua tư thương và bán lẻ. Mặc dù đã có nhiều cơ sở lớn có chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhưng chỉ tiêu thụ sản phẩm của cơ sở đó mà chưa bao tiêu được sản phẩm của các hộ nuôi nhỏ lẻ. Do vậy, sản lượng và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, thiếu tính liên kết giữa sản xuất bền vững, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.