Nụ cười đen nhánh của cụ bà người Dao xã Toàn Sơn.

(HBĐT) - Trong cái nắng hanh hao cuối năm, trong tiếng cười nói rộn ràng những ngày giáp Tết, chúng tôi đã có mặt tại chợ vùng cao Mường Chiềng (Đà Bắc). Chợ vùng cao là phiên chợ màu sắc sặc sỡ của khăn áo, màu tươi ngon của thực phẩm, màu ửng hồng trên đôi má những bé thơ và màu đen nhánh của nụ cười các bà, các mẹ vui mừng gặp nhau ngày chợ.

Tết Mường xưa -một ký ức còn hiện hữu

(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Có một điều đặc biệt, trong Tết, mọi người dân được nói lên ý kiến của mình về việc Mường, kể cả những ý kiến chỉ trích nhà lang. Đặc biệt hơn, khi trong một xã hội cổ truyền có tính đẳng cấp nghiêm ngặt nhưng trong những ngày Tết, người dân có quyền ép rượu nhà lang và không bị coi là phạm thượng. Đó những điều mà không phải ai cũng biết. Điều đó chỉ còn tồn tại ở những miền ký ức không còn hiện hữu và chỉ được khơi gợi lại bên bếp lửa bập bùng...

Giai điệu Mường Vang

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, cùng với bao bận rộn chuẩn bị đón Tết, xóm trên, bản dưới ở xã vùng cao Tự Do, huyện Lạc Sơn lại rộn ràng với các tiết mục văn nghệ cho hội xuân hàng năm ở xóm Kháy...

Mải mê theo tiếng khèn gọi

(HBĐT) - Thú thực, tôi không rành lắm về âm nhạc. Với âm nhạc dân tộc thì lại càng không. Vậy mà lạ, tiếng khèn bè réo rắt của ông Khà Văn Ư, xóm Nà Phòn, xã Nà Phòn (Mai Châu) như một chất men say. Cứ dìu dặt, thiết tha đưa hồn người phiêu lãng với núi, với rừng trong màn sương chiều bảng lảng.

Thú chơi chim

(HBĐT) - “Chơi chim - thú chơi bậc quân vương giờ đã thành trào lưu, thu hút ngày càng đông đảo người dân trong tỉnh. Dân chơi chim, miệt mài theo đuổi dáng hình chim. Đâu có chim hay, chim tốt tìm đến bằng được, chí ít là để ngắm, để nhìn. Một ngày không thấy chim, nghe chim hót trống trải vô cùng. Chim ốm, người ốm, chim bỏ ăn, lông chim sơ xác mà đau lòng. Chọi chim thắng lòng lâng lâng sảng khoái cả tháng trời. Thua - chim mình kém chim bạn, nhìn chim tổn thương mà day dứt khôn nguôi, những mong ngày rèn luyện phục thù. Chơi chim tính cách phải có chút lãng tử, hào hoa, tinh tế, biết thẩm trà, thẩm rượu, biết chút thơ ca, đem tình yêu thương chăm chút cho chim. Người cục mịch, không vượng khí, bon chen, toan tính thiệt hơn, chắc hẳn chim chẳng ưa. Cố gắng, nuôi mãi, vực mãi chim chẳng lớn, hót chẳng thanh, lông chẳng bóng, không quyến rũ được chim cái và hiển nhiên đừng có mơ tới chim đẹp, chim hay. Chơi chim tốn tiền, tốn của, tốn thời gian không phải ai cũng theo được nên nhiều người thích, yêu, chỉ đến thấy chim thôi”.

Chương trình Nghệ thuật Sắc xuân 2015

(HBĐT) - Tối 18/2 (tức 30 Tết), tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH, TT&DL phối hợp với Công an tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Chương trình Nghệ thuật Sắc xuân 2015.

Du lịch cộng đồng - Khám phá bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách đến với tỉnh ta. Du lịch cộng đồng phát triển dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để khám phá cảnh sắc thiên nhiên, tìm hiểu và trải nghiệm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Nhiều du khách nói, đến Hoà Bình nên đến vào mùa xuân khi dọc các sườn núi hoa mận, hoa đào khoe sắc thắm. Đến các bản làng để khám phá nền văn hoá độc đáo giàu bản sắc của các dân tộc nơi đây.

Du xuân thành phố

(HBĐT) - Xuân mới đã cận kề. Phố phường được trang hoàng lộng lẫy. Mưa xuân lất phất, vương tóc người thiếu nữ dạo bước trên những con phố trăng đèn, thảm hoa rực rỡ. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đón xuân. Không khí xuân đã tràn về trong lòng người, trong ánh mắt nụ cười hân hoan. Trên dòng sông Đà thơ mộng lung linh điện sáng, người người cùng ước vọng tới mùa xuân hạnh phúc, tự hào là công dân thành phố Hòa Bình. Tự hào chứng kiến, thành phố trẻ đang chuyển mình cùng mùa xuân đất nước, khẳng định là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa của tỉnh đang chuẩn bị hành trang xây dựng thành phố mang bản sắc độc đáo, là trung tâm đô thị cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Cây mía trong ngày Tết và đám cưới cổ truyền của người Mường

(HBĐT) - Cây mía được trồng bằng ngọn và các đốt. Trong tự nhiên, khi bị đổ, cây rạp xuống đất, trên các đốt sản sinh ra một chồi khác, rễ từ quanh đốt mọc ra, ăn xuống đất, từ đây một cây mía khác lại mọc lên. Ngay cả khi cây đang lớn nếu không chăm sóc, bóc bẹ già, từ các đốt mía lại mọc ra các chồi non đâm ngang ngay trên thân cây mẹ.

Thăm nước bạn Lào - Nơi mạch nguồn tuôn chảy

(HBĐT) - Cuối tháng 11, theo lời mời của Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch nước CHDCND Lào, đoàn công tác của Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam mà thành viên đa phần là các nhà báo đã có một tuần làm việc trên đất nước bạn. Nơi ấy, ấn tượng sâu đậm nhất là văn hóa Lào, tình hữu nghị sâu sắc thủy chung Việt - Lào.

Hội xuân Kỳ Sơn

(HBĐT) - Trong nắng đầu xuân, người dân vùng Mường Kỳ Sơn lại nô nức cùng nhau trẩy hội. Hội xuân Kỳ Sơn hàng năm được tổ chức luân phiên giữa các vùng, xã đã mang đến không khí tươi vui, phấn chấn cho nhân dân hướng đến một năm mới nhiều may mắn, tốt lành.

Lưu giữ phong tục trồng cây nêu ngày Tết

(HBĐT) - Trong câu hát cổ xưa của người Việt gói ghém khá nhiều phong tục dịp Tết cổ truyền: “Thịt muối dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Cây nêu ngày Tết giờ ít thấy ở những chốn thị thành đông đúc nhưng tại nhiều địa phương trong tỉnh như Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, nhân dân các dân tộc Mường, Kinh vẫn lưu giữ phong tục này với ý nghĩa đón mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh trong năm cũ và cầu mong một năm mới tốt lành.

Sắc xuân trên bản Mường xóm Ải

(HBĐT) - Bản Mường xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vui náo nức trong ngày hội mùa xuân. Chúng tôi cảm nhận điều đó khi đi trên con đường bê tông trải rộng, thoáng đãng, thẳng băng tìm về nơi được xem là làng cổ xưa nhất của xứ sở Mường Bi xinh đẹp. Đây là nhịp cầu kiên cố bắc qua con suối hiền hòa chảy róc rách đêm ngày, kia là những chân ruộng mướt xanh màu của lúa, rau, ngô, sắn. Những ngôi nhà sàn còn sót lại theo lối kiến trúc của người Mường cổ nằm yên bình dưới bóng mát của rặng tre và những tán cau. Người già cười ngất ngư xem lũ trẻ trong xóm chạy quanh đụn rơm khô chơi trò đuổi bắt, chị em phụ nữ tập trung ở sân nhà văn hóa múa, hát, đánh cồng chiêng… Tất cả gợi lên nhịp xuân phơi phới trên bản Mường.

Quản lý lễ hội 2015: “Nóng” chuyện tiền lẻ

Kiểm tra ráo riết, phối hợp liên ngành trong việc quản lý lễ hội năm 2015, đặc biệt đối với các hiện tượng gây nhức nhối nhiều năm nay như đặt tiền lẻ, tăng giá dịch vụ… là những việc mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chú trọng thực hiện ngay từ trước khi mùa lễ hội bắt đầu.

Rực rỡ áo mới du xuân

(HBĐT) - Năm nay tôi định đưa mẹ đi may bộ áo dài đẹp để mặc trong dịp Tết và thỉnh thoảng đi ăn cưới con cháu hoặc liên hoan văn nghệ trong KDC nhưng mẹ thích may bộ váy Mường truyền thống. Thế là sau khi đi hỏi một vài địa chỉ chuyên may trang phục dân tộc, mẹ con tôi đã chọn may được cho mình bộ trang phục truyền thống khá ưng ý. Những bộ trang phục dân tộc được may khéo léo trên nền cơ bản của truyền thống kết hợp với cách tân.