(HBĐT) - Mỗi độ hoa đào đua nhau khoe sắc, cánh én chao nghiêng giữa bầu trời xanh cũng là lúc mùa xuân đã về, năm mới đã sang và khắp các làng quê của xã Yên Trị (Yên Thủy) lại náo nức vào mùa trẩy hội - lễ hội chùa Hang. Có lẽ hiếm nơi nào lại được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa kỳ vĩ và cũng thật độc đáo như chùa Hang - Hang Chùa mà cổ nhân gọi tên Văn Quang Động. Bởi lẽ chùa được xây dựng trong hang động núi non hùng vĩ, nhũ đá rêu phong tạo sự tôn nghiêm mà không kém phần nên thơ, huyền ảo.
(HBĐT) - Rời thành phố Hoà Bình, theo QL6, chúng tôi thẳng tiến đến Mai Châu để đón Tết Notra cùng đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Tháng chạp, đèo Thung Khe, rừng già Tân Sơn bồng bềnh trong sương. Giữa trưa mà sương ùa vào cửa kính ô tô thấm ướt vai áo. Ai cũng dự đoán lên đến Pà Cò sẽ càng mờ ảo hơn. Nhưng thật bất ngờ! Hết khu rừng già, sương mù tan biến đâu hết, Pà Cò hiện ra giữa sắc hanh vàng của đất trời vừa độ chớm xuân thật kỳ vĩ.
(HBĐT) - Tối 8/2 (ngày 28 tháng 12 âm lịch), lãnh đạo TP Hoà Bình đã đi kiểm tra công trình biểu tượng TP Hoà Bình được đặt tại ngã 6, đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh.
(HBĐT) - Sau 30 năm xa cách, ngày 28/1/1941, Bác Hồ bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, dẫn lối đưa đường cho dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước.
(HBĐT) - Mỗi khi Tết đến, xuân về, người dân lại nô nức đón xuân, vui Tết bằng những lời ca, tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của quê hương mình. Việc tổ chức trò chơi dân gian truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hoá lâu đời.
(HBĐT) - Tại hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh giai đoạn 2007- 2012 tổ chức vừa qua, nhiều mô hình gia đình điển hình đã được tôn vinh. Mỗi gia đình được ví như một bông hoa đẹp giữa cuộc sống đời thường đầy hương sắc. Tết đến, xuân, về chúng tôi có dịp thăm một số gia đình văn hóa tiêu biểu. Mỗi gia đình có hoàn cảnh riêng nhưng mỗi thành viên trong gia đình đều có một điểm chung là sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp họ vượt qua mọi bộn bề khó khăn trong cuộc sống đời thường.
(HBĐT) - Người Mường cũng như nhiều dân tộc anh em khác có một nền văn hóa từ lâu đời và đậm đà bản sắc. Trong kho tàng văn hóa phong phú của mình, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mo Mường là một hiện tượng văn hóa đặc sắc mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của người Mường. Trải qua hàng ngàn năm, mo Mường vẫn hiện hữu trong đời sống của người Mường Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 6/2, huyện Đà Bắc đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề “Mừng Đảng, mừng xuân”. Tham gia giao lưu có 38 tiết mục của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện và các xã, thị trấn với các thể loại: hát đơn ca, tốp ca, múa, hát múa, trình tấu nhạc cụ. Các tiết mục có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đổi mới và những ca khúc về mùa xuân.
(HBĐT) - Năm nay, Tết đến sớm hơn một ngày. Cũng như mọi năm, tôi sẽ cùng gia đình lại về quê ở vùng Mường Vang ăn Tết để thực sự cảm nhận cái Tết đơn giản, mộc mạc mà ấm áp của quê hương...
(HBĐT) - Nếu như ở địa bàn thành phố và các trung tâm huyện lỵ, chợ Tết được khởi động từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp thì ở nhiều nơi vùng cao, sâu, xa trong tỉnh, chợ Tết là phiên chợ cuối của một năm, diễn ra duy chỉ một ngày. Trong tâm thức của nhiều người, chợ Tết nay vẫn giữ được cái “hồn” của chợ Tết xưa, vẫn là một trong những phong tục vui xuân ẩn chứa nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc.
(HBĐT) - Từ ngày 1 – 7/2, Sở Công Thương và UBND thành phố Hòa Bình phối hợp tổ chức Hội hoa Xuân năm 2013 tại Cung Văn hóa tỉnh.
Nhiều phong tục, nghi lễ đón Tết truyền thống của các dân tộc sẽ cùng hội tụ trong chuỗi hoạt động “Vui Xuân Quý Tỵ 2013” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội).
(HBĐT) - Cho đến tận bây giờ, xấp xỉ 100 năm đoạt vương miện Hoa hậu xứ Mường lần thứ 5 và sau gần 30 năm kể từ ngày bóng mỹ nhân khuất núi, cuộc đời và sự nghiệp của bà Quách Thị Tèo vẫn còn là một ẩn số khiến nhiều người tốn bao công sức và cả giấy bút đặng tìm kiếm lời giải đáp. Thế nhưng...
(HBĐT) - Thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, năm 2012, huyện Lương Sơn có 16.463 hộ đăng ký được công nhận gia đình văn hóa, đạt 81,04%; 122 làng, bản đạt làng văn hóa, chiếm 65,2%; 34 cơ quan, đơn vị (chiếm 87,2%), 65 trường học (chiếm 85,7%) đạt danh hiệu văn hóa.
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 172 địa chỉ di tích danh thắng được đưa vào danh mục bảo vệ, 39 di tích được công nhận cấp quốc gia, 22 di tích cấp tỉnh và 124 địa chỉ phong tục, tập quán tín ngưỡng, trong đó có 36 địa chỉ các lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc...