Sơn Tây là vùng đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất huyện thoại của xứ Đoài xưa. Đồng hành cùng lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nơi đây còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử.

Khơi dậy giá trị văn hóa dân tộc Mường thành nguồn lực phát triển

Dân tộc Mường chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh. Xác định di sản văn hóa (DSVH) dân tộc Mường là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và khai thác trở thành những sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương. Năm 2024, thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy DSVH Mường và nền "Văn hoá Hoà Bình” giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để khơi nguồn các giá trị đặc sắc của văn hoá Mường.

Lễ hội chùa Sim Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 12/2 (tức 15 tháng Giêng), UBND xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi tổ chức Lễ hội chùa Sim Xuân Ất Tỵ năm 2025. Lễ hội đã đón đông đảo người dân và du khách đến lễ chùa, vãn cảnh.

Sôi nổi loạt hoạt động trong Tuần lễ văn hóa xã Yên Trị Xuân Ất Tỵ 2025

Từ ngày 9 - 13/2 (tức 12 - 16 tháng Giêng), xã Yên Trị, huyện Yên Thủy tổ chức Tuần lễ văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội ẩm thực.

Đảm bảo lễ hội Xuân diễn ra an toàn, văn minh

Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh thường diễn ra vào dịp đầu Xuân, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết. Năm nay, để đảm bảo an toàn hoạt động lễ hội Xuân Ất Tỵ, các cấp, ngành, địa phương tích cực phối hợp tổ chức đảm bảo trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

Tưng bừng khai hội đình Khênh

Ngày 9/2, tức ngày 12 tháng Giêng, UBND xã Văn Sơn (Lạc Sơn) đã tổ chức chương trình khai hội đình Khênh Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự lễ hội có các đại biểu khách từ các huyện, thành phố trong tỉnh cùng đông đảo du khách và nhân dân.

Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường

Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về tinh thần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trong nhân dân.

Rộn ràng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 - Xuân Ất Tỵ 2025 tại Vĩnh Phúc

Sáng 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại Trường Trung học Phổ thông Trần Phú, thành phố Vĩnh Yên, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 - Xuân Ất Tỵ 2025 và tọa đàm "Thơ Việt Nam sau 50 năm đất nước thống nhất” (1975 - 2025).

Ngày Thơ Việt Nam năm 2025 tại Hòa Bình - “Miền sáng đường thơ”

Ngày 9/2, tại Trung tâm Hội nghị Hòa Bình, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23, năm 2025 với chủ đề "Miền sáng đường thơ”. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ, nghệ nhân, câu lạc bộ thơ và những người yêu thơ trong tỉnh, cùng các văn nghệ sĩ quê hương Hòa Bình đang sinh sống, sáng tác ngoài tỉnh và đại diện một số Hội chuyên ngành Trung ương đến từ Hà Nội.

Trình diễn thơ ca chào mừng Ngày thơ Việt Nam Xuân Ất Tỵ

Ngày 9/2 (tức 12 tháng Giêng), tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), Câu lạc bộ (CLB) Thơ ca tỉnh tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 - Xuân Ất Tỵ 2025. Trên 250 hội viên đến từ 13 CLB thơ ca trong toàn tỉnh, CLB thơ ca tỉnh bạn và đông đảo bạn thơ, người yêu thích thơ ca đến tham dự.

Lòng có thành thì tâm mới nguyện

Năm cũ trong gia đình chị Lanh xảy ra nhiều chuyện lục đục. Từ nội tại có, rồi tai bay vạ gió cũng có. Thế nên những ngày giáp Tết, cùng với việc lo mua sắm, chị Lanh không quên sắm thêm đồ lễ rồi đặt lịch với "nhà thầy” để ra Tết làm lễ dâng sao, giải hạn cầu an cho gia đình. 

Vật thiêng xứ Mường hội tụ và tỏa sáng

Hoà cùng không khí lễ hội của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024, một địa chỉ không thể bỏ qua khi người dân và du khách đến tìm hiểu, tham quan là gian trưng bày chuyên đề "Vật thiêng xứ Mường” tại Bảo tàng tỉnh. Đến đây, ta như hòa mình vào không gian nối liền giữa quá khứ và hiện tại với 2 khu trưng bày hiện vật đặc sắc trống đồng cổ và nghệ thuật chiêng được người Mường giữ gìn và trao truyền qua nhiều thế hệ, được coi như vật báu hồn thiêng của dân tộc Mường.

Ẩm thực đất Mường xuống phố

Với hương vị đặc trưng, cách chế biến đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, ẩm thực xứ Mường đã xuống phố và dần khẳng định chỗ đứng trên bản đồ ẩm thực Hà thành. Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ, lan tỏa và tôn vinh văn hóa ẩm thực của khắp vùng miền cả nước, trong đó có ẩm thực xứ Mường Hòa Bình. Hàng loạt cái tên đã xây dựng được "thương hiệu” khi nhắc đến ẩm thực Tây Bắc nói chung, ẩm thực xứ Mường ở Hà Nội nói riêng; đó là A Bản Mountain Dew, Bản Quán, Pao Quán, Kiến, Ao Quán, Mường Bi Bạch Hồng, Nhà hàng Mai Châu…Với mức giá từ 150 - 200 nghìn đồng/người ở các quán bình dân và khoảng 500 nghìn đồng/người ở các nhà hàng cao cấp là thực khách có thể được thưởng thức những món ăn chuẩn vị xứ Mường giữa Thủ đô.

21 thí sinh tham gia Cuộc thi “Thanh niên thanh lịch” 

Tại xã Vĩnh Đồng, Huyện Đoàn Kim Bôi vừa tổ chức Cuộc thi "Thanh niên thanh lịch” năm 2025 với chủ đề "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường”.

Du xuân chùa Tiên

Chùa Tiên tọa lạc trong thung lũng của thôn Lão Nội và Lão Ngoại, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy; xung quanh được che chắn bởi 2 dãy núi trải dài như 2 con rồng khổng lồ muốn vươn mình tới trời xanh. Hàng năm, mỗi độ Xuân về, hàng nghìn phật tử cùng du khách thập phương lại hành hương trẩy hội chùa Tiên. Quần thể di tích chùa Tiên được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia với 21 điểm di tích thuộc nhiều loại hình: di tích lịch sử văn hóa, di tích thắng cảnh, di tích khảo cổ.