Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình gặp gỡ, trò chuyện với các diễn viên quần chúng tham gia màn nghệ thuật chuẩn bị cho Ngày hội.

Đồng chí Trần Đăng Ninh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội 

(HBĐT) - Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hoà Bình. Diện tích trên 5,56 triệu ha với trên 9,8 triệu dân. Đây là địa bàn cư trú bản địa lâu đời trong sự đoàn kết của hơn 30 dân tộc thiểu số. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, AN-QP của đất nước. Trong lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc vùng Tây Bắc luôn gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.

Điện Biên - vùng đất giàu bản sắc văn hóa - lịch sử

(HBĐT) - Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km; diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, dân số trên 51 vạn người. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới với 2 nước (Lào và Trung Quốc). Đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (360 km), với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (38,5 km).

Sơn La - đa dạng sắc màu văn hóa, thể thao và du lịch

(HBĐT) - Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc bởi mảnh đất này là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá, hiện nay vẫn được giữ gìn, phát huy.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Nà Cụt (Nà Phòn)

(HBĐT) - Ngày 17/11, xóm Nà Cụt, xã Nà Phòn (Mai Châu) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2013. Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Ủy viên TVTU, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành huyện, xã và nhân dân trong xóm.

Trưng bày và trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hoá

(HBĐT) - Sáng 17/8, tại Cung Văn hóa tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013 tổ chức lễ khai mạc trại trưng bày và trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc. Dự lễ khai mạc có đại diện Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Ngày hội; các thành viên Hội đồng thẩm định nghệ thuật.

Khai mạc hội thi thuyết minh viên du lịch

(HBĐT) - Ngày 17/11, hội thi thuyết minh viên du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013 đã diễn ra tại Rạp chiếu phim tỉnh. Đến dự và cổ vũ cho hội thi có lãnh đạo Bộ VH-TT&DL; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở VH-TT&DL.

Triển lãm ảnh và trưng bày bảo tàng

(HBĐT) - Sáng ngày 16/11, tại Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH, TT&DL lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức khai mạc triển lãm “Các dân tộc vùng Tây Bắc đồng hành cùng sự phát triển của đất nước”, triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc” và trưng bày bảo tàng Hoà Bình. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội; đại diện các Vụ thuộc Bộ VH, TT&DL và các tỉnh tham gia Ngày hội; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo du khách đã tham gia hoạt động này.

Tổng duyệt chương trình lễ khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch lần thứ XII

(HBĐT) - Tối 15/11, tại Quảng trường Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức tổng duyệt chương trình lễ khai mạc Ngày hội. Tới dự và chỉ đạo có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Vụ văn hoá dân tộc (Bộ VH, TT&DL), các đồng chí thành viên BCĐ, BTC Ngày hội và đông đảo các sở, ngành hữu quan.

Giao lưu nghệ thuật các tỉnh Tây Bắc tại huyện Lương Sơn, Kim Bôi và Tân Lạc

(HBĐT) - Mở màn cho các hoạt động trong Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, tối ngày 14/11, tại huyện Lương Sơn đã diễn ra đêm giao lưu văn nghệ giữa các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và huyện Lương Sơn.

Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi

(HBĐT) - Tân Lạc được biết đến là vùng đất cổ, là trung tâm lớn của người Mường Bi và cũng là cái nôi văn hoá Hoà Bình nổi tiếng đã góp phần xây dựng nền văn minh châu thổ sông Hồng. Là vùng đất có bề dày lịch sử, cư dân đa số là người Mường. Qua thời gian và năm tháng, ở vùng đất này, bóng dáng nếp nhà sàn cổ truyền với ánh lửa bập bùng trong những đêm đông đã thưa dần nhưng nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Trong đó, các lễ hội truyền thống cổ đã được bảo tồn và phục dựng lại như lễ hội Khai hạ (khuống mùa), lễ hội cầu mưa, lễ hội rửa lá lúa, xắc bùa (séc bùa), cúng cơm mới... nhưng đáng chú ý nhất vẫn là lễ hội Khai hạ.

Âm vang cồng chiêng trong các lễ hội

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của cán bộ Phòng VH-TT huyện Cao Phong, chúng tôi đến thăm gia đình cụ Bùi Văn Nỉ, 77 tuổi ở xóm Rú 6, xã Xuân Phong (Cao Phong). Cầm chiếc chiêng cổ trên tay, cụ Nỉ kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc chiếc chiêng mà gia đình cụ đã lưu giữ hàng trăm năm qua.

Xóm Đồng Khụ tổ chức ngày hội Đại đoàn kết

(HBĐT) - Ngày 14/11, xóm Đồng Khụ, xã Thống Nhất, Thành phố Hòa Bình tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2013”.

Thành phố Hoà Bình trang hoàng đón chào Ngày hội

(HBĐT) - Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 diễn ra từ ngày 16- 18/11. Các hoạt động của Ngày hội diễn ra chủ yếu trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Để chuẩn bị cho sự kiện văn hoá lớn này, thành phố Hoà Bình đã có nhiều công trình, hoạt động trang trí kháng tiết đón chào Ngày hội. Phóng viên Báo Hoà Bình giới thiệu một số hình ảnh về công tác trang trí đón chào Ngày hội:

Sẽ bắn pháo hoa tầm cao trong đêm khai mạc Ngày hội

(HBĐT) - Xét đề nghị của Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Hoà Bình về việc thay đổi tầm bắn pháo hoa từ tầm thấp sang tầm cao tại Lễ khai mạc Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9490/VPCP-KGVX ngày 11/11/2013 về việc tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại tỉnh Hoà Bình.

Huyện Kỳ Sơn: Bảo tồn văn hóa cồng chiêng và làn điệu dân ca

(HBĐT) - Với dân cư chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 70%, huyện Kỳ Sơn có nền văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, đặc trưng hơn cả là văn hóa cồng chiêng và làn điệu dân ca Mường.