(HBĐT) - Không biết tự bao giờ, hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, không chỉ người dân Hoà Bình mà đông đảo du khách thập phương lại náo nức ngược dòng sông Đà đến với đền Chúa Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc) và xã Thung Nai (Cao Phong) để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an, sức khoẻ cho một năm mới và cũng để hoà mình vào thiên nhiên, thưởng ngoạn vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình được ví như một Hạ Long trên cao.
(HBĐT) - Ngày 14 – 15/2 (mùng 7 – 8 âm lịch), tại xã Bình Chân (Lạc Sơn) diễn ra lễ hội đình Cổi.
(HBĐT) - Ngày 13/2 (mùng 6 âm lịch), tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong) đã diễn ra lễ khai mùa Mường Thàng. Đây là năm thứ 4, xã Dũng Phong khôi phục lại lễ hội. Lễ hội năm nay thu hút khoảng 1 vạn người dân trong và ngoài huyện tham gia.
(HBĐT) - Sáng 11/2 (tức mùng 4 Tết Bính Thân), Ban Tổ chức lễ hội chùa Tiên, huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức lễ khai hội chùa Tiên năm 2016. Tham dự lễ khai hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo người dân và du khách thập phương.
(HBĐT) – Sông Đà mênh mang trải dài và rộng lớn cả ở thượng lưu và hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình là nỗi khát khao, hứng thú bất tận của dân câu. Từ chỗ tò mò theo chân các “bậc tiền bối”, rồi nghiện và đam mê, anh Minh đã trở thành dân câu đích thực trong làng câu Hòa Bình. Vẻ thư sinh ngày nào được thay thế bằng nước da nhẻm sông nước. Ngoài giờ làm việc, hầu như anh dành trọn thời gian cho thú câu cá dưới hạ lưu thủy điện.
(HBĐT) - Trekking tour - tour du lịch đi bộ không còn xa lạ với du khách trong và ngoài nước khi đến với Hòa Bình. Trekking là tổng hợp của niềm đam mê chinh phục thiên nhiên, yêu thích khám phá, thể thao, ưa mạo hiểm và hơn hết là cảm giác tìm lại chính mình. Những chặng đường trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều thú vị bất ngờ. Phượt thủ ưa mạo hiểm, thích khám phá rất thích loại hình trekking tour vì đây là cơ hội rèn luyện thân thể, hòa mình vào thiên nhiên hoang dã và có những cảm nhận mới lạ về cuộc sống, con người nơi bước chân mình đi qua.
(HBĐT) - Đá vốn là vật vô tri, vô ngôn, nhưng bản thân nó ẩn chứa sức sống diệu kỳ, tựa hồ quả núi hùng vĩ, kiên định, thể hiện linh khí của đất trời. Cùng với sự bào mòn của thời gian, dưới tài năng chế tác của con người, những khối đá vô tri được “thổi” vào đó tâm tư, suy nghĩ và cảm nhận về giá trị nghệ thuật độc đáo. Mỗi tác phẩm đá cảnh giờ đây đã mang ý nghĩa, nét riêng mới lạ, thể hiện tài hoa của nghệ nhân.
(HBĐT) - Cùng với sự phát triển văn hóa dân tộc và ẩm thực Việt, uống trà được nâng lên thành mộtự nghệ thuật, một thú chơi, một niềm vui hay những suy tư gửi gắm tâm sự. Từ người nông dân đến bậc trí thức đều biết uống trà. Cách uống và thưởng thức trà đôi khi ở những cấp độ khác nhau nhưng rồi đều quy tụ về một điểm chung là lòng mến mộ khách đến chơi nhà và thú vui thưởng thức.
(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp gỡ các bạn Nhật Bản đang làm việc tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam. Khi được hỏi “Các bạn biết gì về ngày Tết của đất nước chúng tôi?”. Chúng tôi thật vui khi được nghe trả lời: “Nấu bánh chưng, lì xì, xông đất, hái lộc”... để thấy Tết Việt rất gần gũi và ấm cúng với họ. Những phong tục độc đáo của Tết cổ truyền Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những người bạn Nhật Bản đang sống và làm việc tại Hoà Bình. Đoàn tụ gia đình là điều mà các bạn Nhật Bản nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi về Tết Nguyên đán ở Hoà Bình.
(HBĐT) - Tối ngày 7/2 (tức 29 Tết âm lịch), tại tiền sảnh Cung văn hóa tỉnh, Sở VHTT&DL phối hợp với Công an tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức chuơng trình nghệ thuật “dâng Đảng - tiếng hát mùa xuân” chào mừng Xuân Bính Thân 2016. Đến dự có lãnh đạo Sở VHTT&DL, Công an tỉnh và đông đảo người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, cần mẫn của người con gái Thái Mai Châu, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn giấu trong đó cả sắc hương của núi rừng.
(HBĐT) - Dân tộc Mường có nền văn hóa phong phú và đặc sắc, đậm đà bản sắc từ lâu đời. Đối với tỉnh Hòa Bình, dân tộc Mường có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và các mặt khác. Người Mường và văn hóa Mường ở Hòa Bình luôn được coi là trung tâm của dân tộc Mường cả nước với 4 Mường chính: Bi, Vang, Thàng, Động. Trong xu thế hội nhập hiện nay rất cần có một bộ chữ Mường thống nhất để bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường. Cụ thể là ghi chép văn hóa Mường, trong giáo dục tiếng Mường, trong phát thanh và truyền hình bằng tiếng Mường tại tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Nghi lễ hầu đồng còn gọi là Chầu văn, hát bóng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là một trong 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghi lễ Chầu văn được xếp vào loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, thuộc địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày nay, nghi lễ Chầu văn (hay còn gọi là hầu đồng) được tổ chức, diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, trong số hàng chục nghìn cổ vật được sưu tầm, khai quật và lưu giữ qua các thời kỳ, tỉnh ta có một cổ vật đã vinh dự được công nhận là bảo vật quốc gia. Đó là chiếc sanh đồng cổ Mường Bi.
Tại phòng trưng bày “Di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình và cổ vật tiêu biểu Mường Động” do Sở VH-TT&DL phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức mới đây tại nhà văn hóa xóm Sào Bắc, xã Sào Báy có gần 300 tài liệu, hiện vật độc đáo của tỉnh Hòa Bình và huyện Kim Bôi. Trong đó có các cổ vật được giới khảo cổ đánh giá là “độc nhất vô nhị”, đang chứng tỏ sức sống mãnh liệt trong tâm thức và đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây.