(HBĐT) - Hòa Bình, vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với nền văn hóa thời tiền sử nổi tiếng “Văn hóa Hòa Bình, nơi được coi là cái nôi của nền văn hóa Việt - Mường. Toàn tỉnh hiện có 41 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 25 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, có nhiều lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội Khai hạ Mường Bi huyện Tân Lạc, lễ hội đền Bờ huyện Cao Phong và Đà Bắc, lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy, lễ hội Xiên Mường huyện Mai Châu, lễ hội Hang Chùa, Đình Xàm huyện Yên Thủy... Các lễ hội đã thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến dự.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 8-9/2 tại xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ hội Xên Mường lần thứ 5 - năm 2014.
(HBĐT) - Ngày 9/2, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) tổ chức lễ đón nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khai hội đền Rem. Dự lễ có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT&DL, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lạc Thủy và đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 11/2013, Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII đã được tổ chức tại tỉnh ta với sự tham gia của 6 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình. Ngày hội được tổ chức luân phiên nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc các tỉnh miền núi Tây Bắc. Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc thông qua các hình thức giao lưu, giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thông qua các hình thức hoạt động VH-TT&DL nhằm tôn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
(HBĐT) - Từ lâu, Tết Nguyên đán được xem là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam. Tết là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, Tết cũng là dịp để mỗi người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn dân tộc, tri ân tổ tiên, tìm về tình cảm gia đình, tình làng, nghĩa xóm. Trong những ngày này có biết bao phong tục tập quán tốt đẹp, “mừng tuổi” đầu năm cũng là một phong tục như vậy.
(HBĐT) - Xa quê, gặp nhau dù chưa quen nhưng biết cùng quê đều có tình cảm dễ gần thân thương với nhau. Tình đồng hương sao mà thiêng liêng, sâu lắng. Đồng hương trên mảnh đất này có nhiều nhưng mỗi đồng hương có sắc thái riêng, đặc trưng riêng, đều đáng quý, đáng trên trọng và cũng đáng học tập.
(HBĐT) - Vậy là Tết Giáp Ngọ 2014 đã về. Người Mường ở khắp nơi cùng bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh đón năm mới sau một năm lao động miệt mài. Cùng với việc xem lịch phổ thông để biết ngày lành, tháng tốt, đồng bào Mường tỉnh ta còn xem lịch cổ truyền của dân tộc mình là lịch đoi (còn gọi là lịch tre) để cầu mong một năm mới tốt lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…
(HBĐT) - “Đạp xe để thoả chí tang bồng”, “khám phá những vùng đất, con đường mới”..., nghe có vẻ khó trở thành hiện thực nhưng trên thực tế với những người trẻ thích ngao du đây đó, khám phá những cung đường mới, lạ để thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình..., trải nghiệm bằng xe đạp thực sự là một lựa chọn thú vị. Đặc biệt với dân “phượt” chuyên nghiệp, có nhiều lý do để chọn xe đạp làm người bạn đồng hành trên những cung đường mới.
(HBĐT) - Sáng 7/2, huyện Lạc Sơn và UBND xã Bình Chân đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Đình Cổi là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 7/2 (mùng 8 âm lịch), lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2014 đã tưng bừng diễn ra tại xã Phong Phú (Tân Lạc). Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, các xã trong toàn huyện và hàng vạn người dân, du khách trong, ngoài tỉnh đã về dự hội.
(HBĐT) - Là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa Thái, huyện Mai Châu thu hút du khách gần xa không chỉ bởi những nếp nhà sàn truyền thống, nét hoa văn thổ cẩm hay các lễ hội độc đáo mà còn bởi những đệu xòe nhịp nhàng, tinh tế. Ai đã từng đến Mai Châu chắc chắn không bao giờ quên được hình ảnh những chàng trai, cô gái bản Thái tay trong tay cùng du khách muôn phương vui trong vòng xòe...
(HBĐT) - Đi lễ đầu năm từ lâu đã trở thành nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam, nhiều người đến chùa những ngày đầu xuân với mong muốn gửi gắm tấm lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên và mong ước một năm mới dồi dào sức khoẻ, gặp nhiều may mắn. Và cũng không ít người đi lễ chùa đầu năm là để được du ngoạn thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân, tìm kiếm giây phút thư thái trong tâm hồn.
(HBĐT) - Đánh giá về phong trào xây dựng làng, KDC văn hoá trong 5 năm qua, đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn khẳng định: Phong trào đã có những tác động tích cực, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 5,8%, hộ khá, giàu chiếm 93%, số hộ có nhà bền vững đạt trên 94%. Phong trào đã phát huy ý thức chủ động, tích cực của người dân tham gia hưởng ứng, thực hiện các CVĐ, phong trào do Trung ương, tỉnh, huyện phát động. Hàng năm, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá liên tục tăng, năm 2008 là 75,6%, đến năm 2013 phấn đấu đạt 81%, tỷ lệ KDC, làng đạt văn hoá cũng tăng theo từng năm, năm 2013 ước có 142 làng, khu dân cư đạt văn hoá, chiếm tỷ lệ trên 75%.
(HBĐT) - Đền Bờ thuộc 2 xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc) đã chính thức mở lễ từ chiều ngày 31/1 (mùng 1 Tết) và thường kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Phần hành lễ đã được tiến hành trang nghiêm tại 2 đền.
(HBĐT) - Ngày 5/2 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng, năm Giáp Ngọ), UBND xã Phú Lai, huyện Yên Thủy đã tổ chức Khai hội Đình Xàm năm 2014.