Tỉnh Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm hơn 63% dân số, là trung tâm đồng bào dân tộc Mường cả nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, Mo Mường là loại hình nổi bật, độc đáo chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Trải qua bao thế hệ, người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đặc biệt này.
Hòa Bình là tỉnh có dân tộc Mường sinh sống nhiều nhất, chiếm trên 63% dân số và có sự hiện diện của nhiều di sản văn hóa (DSVH), đem lại nhiều giá trị vật chất, tinh thần quan trọng trong đời sống nhân dân. Trang phục truyền thống là một DSVH đặc biệt. Trang phục được người dân trang trọng mặc trong dịp lễ hội, Tết, sự kiện chính trị, văn hóa của địa phương. Tỉnh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường, trong đó có trang phục truyền thống.
Khi những cánh hoa đào, hoa mận khoe sắc rực rỡ trên triền đồi cũng là lúc đồng bào Mường nơi vùng quê cách mạng Thạch Yên - Cao Phong chuẩn bị vui Xuân, đón Tết. Đã thành lệ, dù đi xa về gần, đúng ngày 28/12 âm lịch, người dân tập trung đông đủ cùng người thân chuẩn bị làm lễ "tát giếng" trên đỉnh Vó Vua. Theo những người già trong làng chia sẻ, chỉ khi làm xong lễ "tát giếng", nhà nhà mới bắt đầu mổ lợn, đồ xôi, gói bánh ăn Tết, bởi khi tiết trời đầu xuân, người dân làm lễ xin nước, lấy nước mới, nước mát về gia đình mong cho cuộc sống quanh năm được an lành, hạnh phúc, may mắn...
Chiều 24/1, tức ngày 25 tháng Chạp, Hội Nhà báo tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình phối hợp tổ chức bế mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025.
Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới Ất Tỵ 2025, thị trường hoa và cây cảnh tại các địa phương trong tỉnh cũng nhộn nhịp hơn. Các nhà vườn, tiểu thương hối hả trong những chiều cuối năm. Người dân không chỉ tìm mua những loại hoa truyền thống để trang trí nhà cửa, mà còn quan tâm đến giá cả và chất lượng phù hợp với điều kiện từng gia đình.
Những ngày áp Tết, không gian Quảng trường Hòa Bình (TP Hòa Bình) bừng sáng, lung linh. Kề bên biểu tượng linh vật Xuân Ất Tỵ là khu trưng bày Hội Báo Xuân Hòa Bình 2025 đón dòng người nô nức đến du Xuân, thưởng ngoạn.
Ngày 22/1, Bộ CHQS tỉnh đã tiếp nhận 870 dàn pháo hoa từ Nhà máy Z121, Tổng Cục Công nghiệp, Bộ Quốc phòng để phục vụ bắn pháo hoa chào mừng năm mới, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại các địa phương trong toàn tỉnh.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã cận kề. Đây cũng là thời điểm nhu cầu về tiêu dùng thực phẩm tăng cao gấp nhiều lần so với ngày thường. Những năm gần đây, bên cạnh nhiều sản phẩm công nghiệp thì thực phẩm tự làm (handmade) ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Với sự tiện lợi, giá thành hợp lý, sản phẩm phong phú, có thể điều chỉnh theo khẩu vị…, bởi vậy thực phẩm handmade ngày càng thu hút người tiêu dùng.
Đúng 17h ngày 22/1 (tức ngày 23 tháng Chạp), Hội Báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025 sẽ khai mạc tại Quảng trường Hòa Bình (thành phố Hòa Bình).
Ngày 21/1, triển lãm "Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc” đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.