Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử” là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch trọng điểm của Thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tối 4/9, tại TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chương trình biểu diễn nghệ thuật "Đêm Việt Nam” với chủ đề "Thành phố Hồ Chí Minh sôi động” (Vibrant Ho Chi Minh City).
Tối 3/9, theo thông tin từ Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết, Cúc Phương (Ninh Bình) vừa vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký trên thế giới để trở thành "Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024" do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) vinh danh.
Chúng tôi về thăm Mường Bi - Tân Lạc vào một sáng mùa thu. Trong nắng hanh vàng, dọc tuyến đường từ thị trấn Mãn Đức đến xã Phong Phú, lên các xã vùng cao Quyết Chiến, Vân Sơn, Ngổ Luông, cờ đỏ sao vàng tung bay chào đón Tết Độc lập. Phát huy truyền thống cách mạng và lịch sử đấu tranh hào hùng, vùng đất Mường Bi đang thay đổi từng ngày.
Không chỉ là minh chứng của các cuộc kháng chiến, những di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh được lưu giữ đến ngày nay là những "địa chỉ đỏ” về lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Khắp các vùng Mường trên địa bàn huyện Lạc Sơn có tục ăn Tết mừng độc lập, nhưng tổ chức đậm nét nhất là vùng Cộng Hoà (Mường Vang) và vùng Đại Đồng (Mường Khói). Hàng năm, người dân ở 2 vùng Mường này "ăn to” vào dịp 19/8 và Quốc khánh 2/9.
Những ngày này, hòa chung không khí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 (1945-2024) và các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh, nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ (VHVN) từ tỉnh đến cơ sở diễn ra sôi nổi. VHVN ngày càng được đầu tư bài bản, công phu đã nâng cao đời sống tinh thần, động viên cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay, huyện Cao Phong được giao 8,55 tỷ đồng để thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Trong đó, 6,8 tỷ đồng vốn đầu tư và 1,75 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp. Đến nay, huyện đã giải ngân trên 6,2 tỷ đồng, đạt trên 72%.
Trong 2 ngày 29 - 30/8 đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Yên Thủy năm 2024. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Ngày 30/8, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tổ chức giao lưu, gặp mặt nhạc sĩ nhân ngày Âm nhạc Việt Nam 3/9.
Chiều 29/8, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức công diễn, trao giải và bế mạc Hội thi Tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2024.
Về xã nông thôn mới nâng cao Hoà Sơn (Lương Sơn) hôm nay, diện mạo các khu dân cư khang trang, sạch đẹp. Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động. Điều kiện kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được đảm bảo.
Ngày 28/8, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức Lễ công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga.
Tối 28/8, tại Cung văn hóa tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội thi Tuyên truyền cổ động tỉnh Hòa Bình năm 2024. Dự khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành và đông đảo người dân.