(HBĐT) - Tết cổ truyền của dân tộc - ngày quan trọng nhất trong năm, vì vậy, trong mỗi người dân Việt vẫn vẹn nguyên sự háo hức, đợi chờ. Tết để được nghỉ ngơi, sum vầy, chăm sóc gia đình và… làm những điều mình thích. Trong nhịp sống hiện đại, nhiều người chọn cách hưởng thụ Tết cho cả gia đình mới mẻ, hiện đại nhưng vẫn tràn ngập sắc xuân.
(HBĐT) - Đối với thầy mo ở các bản mường, những ngày thường trong năm đã bận rộn, Tết về, họ càng bận rộn hơn. Nếu như Tết của người Kinh không thể thiếu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, thì với người Mường, Tết không thể trọn vẹn nếu không có thầy mo.
(HBĐT) - Cùng đoàn công tác của thành phố Hòa Bình, chúng tôi có dịp đến thăm nhà thờ giáo xứ Hòa Bình đúng vào dịp bà con giáo dân hân hoan, phấn khởi chuẩn bị đón chào xuân Đinh Dậu. Người nhanh tay dọn dẹp vệ sinh, người đóng gói bánh kẹo, quà Tết. Các em gái thì tươi tắn luyện tập và chuẩn bị trang phục cho các tiết mục văn nghệ đón chào năm mới. Hòa vào dòng chảy của đời sống văn hóa dân tộc, bà con giáo dân giáo xứ Hòa Bình hân hoan, phấn khởi đón chào năm mới.
(HBĐT) - Hòa chung với nhịp điệu của đất trời chuẩn bị đón xuân sang, những ngày cuối tháng Chạp se lạnh, chúng tôi có mặt tại chùa Hòa Bình Phật Quang (phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) để cùng thầy và các tổ phật tử dọn dẹp, trang hoàng nhà chùa. Trong thoang thoảng mùi hương trầm, Tết ở chùa nhẹ nhàng, thanh tịnh nhưng cũng không kém phần hân hoan. Đó là một điểm đến không thể thiếu đối với người Việt khi đón chào năm mới.
(HBĐT) - Hội hoa xuân Đinh Dậu 2017 được tổ chức tại Quảng trường Hòa Bình năm nay là một nét mới trong công tác tổ chức của các cơ quan chức năng thành phố Hoà Bình. Ngoài việc tạo điều kiện cho người bán hoa quy tụ vào một điểm chung, dễ quản lý, người dân thành phố Hoà Bình và khu vực lân cận có điều kiện hơn trong việc lựa chọn những nhu cầu mua sắm hợp lý nhất.
(HBĐT) - Tết Nguyên đán Đinh Dậu, gia đình anh Nguyễn Văn Thỏn, xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) có niềm vui lớn được đón xuân trong ngôi nhà mới kiên cố, vững chãi được xây dựng từ nguồn Quỹ vì người nghèo của huyện, xã, ủng hộ của doanh nghiệp. Ngôi nhà ấm tình đại đoàn kết đã giúp niềm vui đón Tết của gia đình anh thêm trọn vẹn.
(HBĐT) - Dẫn chúng tôi lên ngôi nhà sàn của anh Đinh Văn Dục, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong), ông Nguyễn Duy Nghĩa, một cao niên người dân tộc Mường ở xóm giới thiệu: Đây là một trong những ngôi nhà sàn trong xóm lưu giữ gần như nguyên bản hình dáng nhà sàn cổ, những cột cái của ngôi nhà có tuổi đời đến trên 100 năm. Chuyện trò quanh ấm trà bên bếp lửa, chúng tôi được nghe ông Nghĩa kể lại: Theo lời các cụ thì ngay từ khi lập làng, người Mường đã làm nhà sàn để ở.
(HBĐT) - Suốt 47 năm (1953-2000), tôi đã cần mẫn mê say đi tới một số vùng đồng bào các dân tôc ở Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên để sưu tầm, nghiên cứu múa dân gian của các dân tộc. Cũng cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc lâu nhất và tìm hiểu sâu, học tập rộng về nghệ thuật múa cội nguồn-tâm hồn các dân tộc Thái, Mường, Dao, Mông, Khơ Mú, Si La, Hà Nhì, Sinh Mun, La Hủ, Kháng, Lào, Lự, Tày, Nùng,… Nhận thấy hầu hết các dân tộc đều có nền nghệ thuật múa lâu đời, phong phú, đặc sắc. Song, điều làm tôi băn khoăn và tự hỏi: Tại sao dân tộc Mường, một dân tộc đông dân cư. Đã sống lâu ở đất Việt Nam từ thời “Đất còn bạc lạc/ Nước còn bời lời của thuở hồng hoang...” ở Việt Nam. Đã có một nền văn hóa lâu đời, phong phú, đặc sắc lại không có nghệ thuật múa ?
(HBĐT) - Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
(HBĐT) - Chỉ còn hơn 1 tuần nữa sẽ diễn ra Tuần Lễ hội du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2017 (từ 31/1 – 6/2/2017, tức từ mùng 4 đến mồng 10 tháng giêng năm Đinh Dậu), đây cũng là hoạt động mở đầu và hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia tại tỉnh. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có hàng trăm điểm tổ chức lễ hội vào dịp đầu xuân, tuy nhiên có 38 lễ hội lớn đang được bảo tồn và tổ chức qui mô hơn cả. Tiêu biểu như: lễ hội chùa Tiên, lễ hội đền Bờ, lễ hội Mường Động, lễ hội Khai hạ Mường Bi…
(HBĐT) - Cũng như nhiều người dân khác, đầu năm tôi cùng gia đình thường xuyên đi lễ chùa đều cầu mong một năm mới bình an, sức khỏe, hạnh phúc và nhiều may mắn đến cho bản thân, mọi người trong gia đình và những người xung quanh. Năm nào cũng vậy, những ngày đầu năm mới, tôi cũng đến dâng hương tại Chùa Hòa Bình phật Quang, chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Bờ và nhiều lễ hội khác.
(HBĐT) - Năm 2017, huyện Lạc Thủy có 8 lễ hội được tổ chức, trong đó có 2 lễ hội cấp huyện là lễ hội chùa Tiên, lễ hội Nhà máy In tiền và 6 lễ hội cấp xã. Những năm qua, công tác quản lý tổ chức lễ hội mặc dù đã được đẩy mạnh và đã có nhiều chuyển biến tích cực, các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác các điểm di tích lịch sử văn hoá, di tích thắng cảnh còn lộn xộn chưa đúng với chức năng và yêu cầu, nhiệm vụ của ngành và địa phương; tại các lễ hội vẫn còn các hiện tượng chèo kéo khách, trộm cắp ăn xin, cờ bạc… xảy ra trên địa bàn.
(HBĐT) - Đầu năm mới, cũng là mùa của lễ hội, do đó ngày từ cuối năm 2016, công tác tổ chức, quản lý lễ hội năm 2017 đã được xây dựng kế hoạch, triển khai nội dung cụ thể và tuyên truyền sâu rộng để có những lễ hội an vui, lành mạnh, giàu bản sắc, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa của dân tộc.
(HBĐT) - Chào xuân 2017, Hòa Bình cũng như các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc đang rộn ràng khởi động cho một năm mới tràn ngập sắc màu, âm thanh và cảm xúc thăng hoa. Chắc chắn năm nay sẽ là một năm đặc biệt đối với miền Tây Bắc - cái tên nhất định sẽ có sức hút rất lớn đối với du khách muôn phương. Bởi lẽ, chủ đề của Năm Du lịch quốc gia 2017 đã được lựa chọn là: Sắc màu Tây Bắc.
(HBĐT) - Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND tỉnh về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Đinh Dậu năm 2017.