Trong thời kỳ tiền sử của Hòa Bình, nổi bật nhất và đặc trưng nhất là nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Người Hòa Bình tự hào về lịch sử lâu đời của mình, là địa điểm đầu tiên được phát hiện và được mang tên của một nền văn hóa đặc trưng không chỉ cho riêng Việt Nam mà cho cả các nước Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc: VHHB. Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp M.Colani đã cho chúng ta biết đến một "Thời đại đá trong tỉnh Hòa Bình - Bắc Kỳ”. Đến ngày 30/1/1932, nền "VHHB” đã được Đại hội các nhà tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội thừa nhận.

Tỉnh Hòa Bình - nơi hội tụ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, bản sắc: Bài 2 - Đa dạng, bản sắc, nét riêng của các dân tộc ở Hòa Bình

Hòa Bình tạo dấu ấn đối với du khách gần xa cũng bởi sự đa dạng trong lối sống, sinh hoạt và bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời (tổng số gần 90 vạn dân), đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3% dân số; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn đoàn kết, chịu thương chịu khó, có ý chí phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, mỗi dân tộc thể hiện được bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc và hấp dẫn trên đất Hòa Bình…


Dấu ấn của nhiếp ảnh Hòa Bình

Năm 2024, Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động sôi nổi, tạo ra nhiều tác phẩm giá trị, đóng góp vào sự phát triển chung của văn học - nghệ thuật địa phương. Chi hội không ngừng đổi mới, củng cố tổ chức, tổ chức sáng tác theo nhóm, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng tác phẩm. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, lễ hội và trại sáng tác, góp phần ghi lại những khoảnh khắc quan trọng của tỉnh.

Nét đẹp lễ hội chùa Sim, xã Hợp Tiến

Chùa Sim tọa lạc tại xóm Sim Ngoài, xã Hợp Tiến (Kim Bôi). Lễ hội chùa Sim khai hội vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Đây là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời, là một trong những lễ hội lớn của huyện Kim Bôi.

Lễ hội Hoa Ban 2025: Sản phẩm du lịch đặc biệt với nhiều điểm mới

Sau khi đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2024 thành công, Điện Biên tiếp tục tổ chức Lễ hội Hoa Ban năm 2025 với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao

UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao.

Ấn tượng chương trình “Linh Lang -Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng”

Tối 8/3, chương trình nghệ thuật giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể "Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng” do quận Long Biên tổ chức, Báo Kinh tế & Đô thị là đơn vị truyền thông, đã diễn ra ấn tượng, mãn nhãn.

"Chốn bồng lai" đất Mường Thàng

Với kiến trúc đẹp, có đền, có động, có hồ… trong khuôn viên rộng trên 5.000m2, đền Thượng Bồng Lai và quần thể hang động núi Đầu Rồng được kiến tạo thành một điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh du lịch huyện Cao Phong, được ví như "chốn bồng lai tiên cảnh”.

Sắc màu trang phục các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

Không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, trang phục truyền thống của các dân tộc còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, là thông điệp của quá khứ để lại cho hiện tại và mai sau. Hòa Bình là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông... Mỗi dân tộc vừa có nét văn hóa, tín ngưỡng chung, vừa có nét văn hóa truyền thống, tín ngưỡng riêng. Cùng với tiếng nói, trang phục là dấu hiệu nhận diện, bản sắc dễ nhận biết nhất của từng dân tộc.

Gặp mặt kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam

Ngày 8/3, tại Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Hòa Bình tổ chức gặp mặt hội viên nhân kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2025) và công bố quyết định kết nạp hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam.

Về bản Mường nghe kể chuyện chiếc nỏ

Mỗi dịp xuân về, bản làng người Mường Hòa Bình lại rộn ràng những lễ hội truyền thống. Tôi xuôi theo con đường quanh co, tìm về nếp nhà sàn bên sườn núi để được nghe những câu chuyện truyền đời về chiếc nỏ - một biểu tượng của sự dũng mãnh, tinh thần thượng võ và tín ngưỡng linh thiêng của người Mường.

Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) và 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tôn vinh vai trò, đóng góp của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Bảo tàng tỉnh: Đa dạng hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Những năm qua, với sự linh hoạt trong hoạt động bảo tồn di sản, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình đã và đang góp phần lưu giữ, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Trên 1.500 phụ nữ trình diễn dân vũ và diễu hành áo dài, trang phục dân tộc

Sáng 5/3, tại Quảng trường Hòa Bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp Hội LHPN thành phố Hòa Bình tổ chức Chương trình trình diễn dân vũ và diễu hành áo dài, trang phục dân tộc hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài” năm 2025 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động. Dự chương trình có đồng chí Bùi Thị Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành và trên 1.500 cán bộ, hội viên phụ nữ thành phố Hòa Bình.