Xuân về, Mường Vang - Lạc Sơn, vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hệ thống hang động phong phú, mang giá trị khảo cổ học quý giá, nơi đây những người con xứ Mường tảo tần với ruộng nương, cần cù với nghề truyền thống giàu bản sắc, giữ gìn những phong tục đậm chất văn hóa dân tộc Mường… Tất cả hòa quyện làm say lòng du khách ghé thăm trong tiết xuân rộn ràng.

Măng treo - hương rừng dịp Tết

Măng rừng là món đặc sản mà du khách không thể quên khi đến Hoà Bình. Nhưng măng thì có mùa. Để khách được thưởng thức quanh năm, xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã làm sản phẩm măng treo. Món ăn này giữ nguyên hương vị và chất lượng như măng tươi.

Rượu cần - “say nghiêng núi, say ngả rừng”

Nhiều người vẫn bảo, Hòa Bình có 3 thứ đặc sản nhất định phải thử khi đến với vùng đất này. Đó là cá ốch đồ măng chua, da trâu khô nấu canh môn và rượu cần. Không chỉ là ẩm thực, những sản vật này mang trong mình nét đặc sắc văn hóa của dân tộc Mường. Chẳng vậy mà "Rượu cần xứ Mường Hòa Bình” đã nhiều lần được xướng tên như thứ đặc sản tiêu biểu trên nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế. Đặc biệt hơn, vào tháng 11/2024, tại Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình, lần đầu tiên tỉnh tổ chức "Lễ hội rượu cần" hoành tráng và thấm đượm chất sử thi...

Chuyện về những “cụ cây” ở xứ Mường

Nhiều năm về trước, nhắc đến Hòa Bình nhiều người nghĩ ngay đến những cánh rừng cây cổ thụ. Trải qua bao thăng trầm, đến nay, tại các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phu Canh (Đà Bắc) và Ngọc Sơn - Ngổ Luông (Lạc Sơn - Tân Lạc) vẫn còn giữ được những "cụ cây" nghìn năm tuổi. Bà con nơi đây coi cây nghiến, cây chò cổ thụ là cây thần. Những "cụ cây" này còn vinh dự được nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam.

Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa sẵn sàng đón du khách tham gia lễ hội Xuân Ất Tỵ

Đền Thác Bờ tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc) là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng bậc nhất khu vực Tây Bắc. Đầu năm mới, du khách đến đây đều có cảm nhận về sự thư thái, bình yên khi được hòa mình với thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp sơn thủy hữu tình cùng nét văn hóa mộc mạc và mong một năm mọi việc thuận lợi.

Xuân về ở những làng hoa ven đô

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chúng tôi đến một số làng hoa ven đô thành phố Hòa Bình. Những cánh đồng trồng hoa cúc, lay ơn, violet… bung nở đúng độ, màu sắc đẹp, cây khỏe; người nông dân phấn khởi vì hoa đẹp, được giá.

Những bản nhạc mùa Xuân trên quê hương Hòa Bình

Mùa Xuân về, Hòa Bình bừng sáng trong những thanh âm và sắc màu đầy sức sống. Tiếng nhạc rộn ràng, những khúc ca đậm bản sắc dân tộc từ cộng đồng các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày, Kinh… vang lên giữa núi rừng, tạo nên không gian giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên.

Mo Mường - từ sức sống trong cộng đồng hướng tới di sản văn hoá nhân loại

Tỉnh Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm hơn 63% dân số, là trung tâm đồng bào dân tộc Mường cả nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, Mo Mường là loại hình nổi bật, độc đáo chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Trải qua bao thế hệ, người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đặc biệt này.

Bảo tồn và tôn vinh trang phục truyền thống dân tộc Mường

Hòa Bình là tỉnh có dân tộc Mường sinh sống nhiều nhất, chiếm trên 63% dân số và có sự hiện diện của nhiều di sản văn hóa (DSVH), đem lại nhiều giá trị vật chất, tinh thần quan trọng trong đời sống nhân dân. Trang phục truyền thống là một DSVH đặc biệt. Trang phục được người dân trang trọng mặc trong dịp lễ hội, Tết, sự kiện chính trị, văn hóa của địa phương. Tỉnh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường, trong đó có trang phục truyền thống.

Chuyện kể trên đồi Vó Vua

Khi những cánh hoa đào, hoa mận khoe sắc rực rỡ trên triền đồi cũng là lúc đồng bào Mường nơi vùng quê cách mạng Thạch Yên - Cao Phong chuẩn bị vui Xuân, đón Tết. Đã thành lệ, dù đi xa về gần, đúng ngày 28/12 âm lịch, người dân tập trung đông đủ cùng người thân chuẩn bị làm lễ "tát giếng" trên đỉnh Vó Vua. Theo những người già trong làng chia sẻ, chỉ khi làm xong lễ "tát giếng", nhà nhà mới bắt đầu mổ lợn, đồ xôi, gói bánh ăn Tết, bởi khi tiết trời đầu xuân, người dân làm lễ xin nước, lấy nước mới, nước mát về gia đình mong cho cuộc sống quanh năm được an lành, hạnh phúc, may mắn...

Hội Báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025 thành công tốt đẹp

Chiều 24/1, tức ngày 25 tháng Chạp, Hội Nhà báo tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình phối hợp tổ chức bế mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025.