Dịp cận Tết Nguyên đán, du khách gần xa háo hức đến huyện vùng cao Đà Bắc để có những trải nghiệm văn hóa độc đáo như học gói bánh truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, tập viết chữ Tày cổ hoặc đắm say trong những làn điệu khắp Tày…
Trong đêm chờ đón thời khắc giao thừa, cùng với thành phố Hòa Bình, các huyện trong tỉnh đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa chào đón năm mới. Nhân dân các địa phương nô nức đổ về trung tâm diễn ra các sự kiện để cùng chào đón năm mới, chúc nhau sức khỏe, bình an, hạnh phúc.
Hoà Bình có di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, trong đó phải kể đến tín ngưỡng thờ Mẫu là nét văn hóa đặc trưng, phổ biến, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn được biết dưới cái tên Đạo Mẫu không chỉ là tín ngưỡng tôn giáo đơn thuần. Thông qua truyền thuyết, câu chuyện lịch sử cùng những nghi lễ và lễ hội, đặc biệt trong hình thức diễn xướng vô cùng độc đáo, Đạo Mẫu thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống, cần thiết được lưu truyền.
Tối 28/1 (tức 29/12 âm lịch, đêm giao thừa), tại Quảng trường Hòa Bình, chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh cùng đông đảo Nhân dân thành phố Hòa Bình.
Đụng lợn ăn Tết là một phong tục đẹp của người mường Hòa Bình nói chung và người Mường ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình nói riêng. Trong nhịp sống hiện đại, truyền thống văn hóa này vẫn được giữ gìn và lưu truyền ngay trong lòng thành phố.
Năm nay, gia đình ông Bùi Văn Nỏm ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) vui đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ sum vầy. Ngôi nhà sàn Mường ấm cúng được bày biện, trang hoàng tỉ mỉ. Mỗi góc đều mang không khí Tết xưa thay lời nhắn nhủ con cháu lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa Tết cổ truyền.
Xuân về, Mường Vang - Lạc Sơn, vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hệ thống hang động phong phú, mang giá trị khảo cổ học quý giá, nơi đây những người con xứ Mường tảo tần với ruộng nương, cần cù với nghề truyền thống giàu bản sắc, giữ gìn những phong tục đậm chất văn hóa dân tộc Mường… Tất cả hòa quyện làm say lòng du khách ghé thăm trong tiết xuân rộn ràng.
Măng rừng là món đặc sản mà du khách không thể quên khi đến Hoà Bình. Nhưng măng thì có mùa. Để khách được thưởng thức quanh năm, xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã làm sản phẩm măng treo. Món ăn này giữ nguyên hương vị và chất lượng như măng tươi.
Nhiều người vẫn bảo, Hòa Bình có 3 thứ đặc sản nhất định phải thử khi đến với vùng đất này. Đó là cá ốch đồ măng chua, da trâu khô nấu canh môn và rượu cần. Không chỉ là ẩm thực, những sản vật này mang trong mình nét đặc sắc văn hóa của dân tộc Mường. Chẳng vậy mà "Rượu cần xứ Mường Hòa Bình” đã nhiều lần được xướng tên như thứ đặc sản tiêu biểu trên nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế. Đặc biệt hơn, vào tháng 11/2024, tại Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình, lần đầu tiên tỉnh tổ chức "Lễ hội rượu cần" hoành tráng và thấm đượm chất sử thi...
Nhiều năm về trước, nhắc đến Hòa Bình nhiều người nghĩ ngay đến những cánh rừng cây cổ thụ. Trải qua bao thăng trầm, đến nay, tại các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phu Canh (Đà Bắc) và Ngọc Sơn - Ngổ Luông (Lạc Sơn - Tân Lạc) vẫn còn giữ được những "cụ cây" nghìn năm tuổi. Bà con nơi đây coi cây nghiến, cây chò cổ thụ là cây thần. Những "cụ cây" này còn vinh dự được nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam.
Đền Thác Bờ tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc) là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng bậc nhất khu vực Tây Bắc. Đầu năm mới, du khách đến đây đều có cảm nhận về sự thư thái, bình yên khi được hòa mình với thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp sơn thủy hữu tình cùng nét văn hóa mộc mạc và mong một năm mọi việc thuận lợi.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chúng tôi đến một số làng hoa ven đô thành phố Hòa Bình. Những cánh đồng trồng hoa cúc, lay ơn, violet… bung nở đúng độ, màu sắc đẹp, cây khỏe; người nông dân phấn khởi vì hoa đẹp, được giá.
Mùa Xuân về, Hòa Bình bừng sáng trong những thanh âm và sắc màu đầy sức sống. Tiếng nhạc rộn ràng, những khúc ca đậm bản sắc dân tộc từ cộng đồng các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày, Kinh… vang lên giữa núi rừng, tạo nên không gian giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên.