Cho tới thời điểm này, dù các rạp phim vẫn chưa đóng cửa hoàn toàn với các phim chiếu Tết nhưng xem như số phận các bộ phim đều đã an bài.
Đây là lần đầu tiên một triển lãm toàn cảnh báo chí Việt Nam được tổ chức ở nước ngoài, đánh dấu một bước tiến mới trong sự hội nhập và phát triển của truyền thông Việt Nam trên trường quốc tế.
Một loạt phim Việt nhiều hứa hẹn sẽ ra mắt trong mùa hè năm nay.
Nếu tình trạng bán sách tại các nhà sách chậm chạp bao nhiêu thì tại Ngày thơ VN vừa diễn ra tại Văn Miếu (Hà Nội) sách bán chạy bấy nhiêu. Loại “sách” bán chạy nhất phải kể đến là Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ.
Quế Trân lớn lên theo từng bước dìu dắt, nâng đỡ của cha - NSND Thanh Tòng - và chưa bao giờ cô làm buồn lòng cha, dù chỉ là một chuyện nhỏ
Lần đầu tiên ở Tây Nguyên có một lễ hội văn hoá dân gian Việt Bắc, do huyện Krông Năng (Đắc Lắc) tổ chức vào ngày rằm tháng giêng năm Canh Dần (28.2). Có thể nói: Đây là một cách làm mới mẻ, đặc sắc, mang lại nhiều ý nghĩa trong đời sống cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm ngày Thơ Việt Nam (15/1 âm lịch), ngày 28/2, Hội VHNT Tỉnh đã tổ chức đêm thơ "Hoà Bình hướng về đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội". Tham gia đêm thơ ngoài các hội viên Hội VHNT tỉnh còn có câu lạc bộ thơ Chăm Mát, CLB thơ Sông Đà, CLB thơ phường Đồng Tiến, CLB văn nghệ huyện Đà Bắc...
Hàng vạn người đã đổ về Đền Trần, TP Nam Định, để dự lễ Khai Ấn, diễn ra vào đêm hôm qua, ráng sáng hôm nay 28/2. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã về dự lễ, trực tiếp đóng ấn.
Trước cuộc sống nhiều biến động hiện nay, việc gìn giữ, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại là điều không dễ dàng. Thế hệ trẻ bây giờ cần được những người có tâm huyết đi trước uốn nắn, định hướng... để nguồn mạch văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc không mai một và đứt gãy.
Ngày thơ VN 2010, một hoạt động được ví như “đại lễ hội thơ ca” đã thực sự thu hút đông đảo khách thơ tại Hà Nội. Hàng ngàn người yêu thơ cả trong và ngoài nước đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong sáng qua, 28-2, để thưởng thức những vần thơ hay. Ban tổ chức đã đãi khách thơ bằng một bữa tiệc với đủ các món: thơ ngâm, thơ phổ nhạc, thơ truyền thống, thơ trình diễn, thơ sắp đặt, câu đối, triển lãm thơ trên gốm...
Tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp năm 2009, vở Mỹ nhân và anh hùng (tên của kịch bản văn học là Giai nhân và Anh hùng) của tác giả Chu Thơm là một trong ba vở giành huy chương vàng. Cái tựa đề này đã gợi sự phỏng đoán nơi người xem về chuyện tình cảm giữa anh hùng và thuyền quyên của các nhân vật lịch sử.
(HBĐT) - Sau những ngày đón tết vui, xuân đi lễ đền, chùa đã trở thành nhu cầu tâm linh với tất cả mọi người. Ở tỉnh ta cũng vậy, những ngày đầu xuân, từ Đền Mẫu (phường Tân Thịnh – TPHB) đến Đền Bờ (xã Thung Nai – Cao Phong và Vầy Nưa – Đà Bắc) và Chùa Tiên (Phú Lão - Lạc Thuỷ)… ngày ngày có hàng nghìn lượt người với lễ nghi ngày càng cầu kỳ để “Tiễn cựu, nghênh tân”
“Canh hát” lớn nhất của di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ được khai mạc chính thức vào ngày 13 tháng Giêng. Thế nhưng, ít ai biết, nó còn được lưu giữ bởi những… nông dân của các làng quan họ cổ.
Khi nhắc tới lĩnh vực nhạc trẻ Việt Nam bây giờ, người lớn tuổi thường phàn nàn vấn đề giới trẻ chỉ hâm mộ "sao ngoại" mà làm ngơ với những sản phẩm tinh thần của "sao nội". Họ lùng sục khắp nơi để tìm cho ra đĩa nhạc của những thần tượng nước ngoài với cái giá không dễ chịu chút nào, trong khi sản phẩm của các ca sĩ trong nước thì vẫn tiếp tục tình trạng "ế ẩm". Điều gì có thể lý giải cho nghịch lý này?
Trong những năm qua ông là người duy nhất bảo tồn, phát huy nghề làm rồng vải của quê hương để tạo ra những con rồng được coi như là "hiếm" của Việt Nam để biểu diễn trong các lễ hội và được bạn bè thế giới biết đến. Ông là Lê Ngọc Nguyện, ở làng Đa Sỹ, Hà Đông (Hà Nội), người mà hiện nay người dân nơi đây đã đặt thêm cho ông cái tên mới "Người nuôi rồng cho đại lễ 1000 năm Thăng Long".